Đánh răng nhiều nhưng vẫn bị hôi miệng là bị sao?

“Chào bác sĩ, năm nay tôi 50 tuổi, dạo này răng xuất hiện có mùi hôi miệng mặc dù tôi vẫn đánh răng thường xuyên. Bác sĩ có thể lí giải vấn đề đó giúp tôi được không. Xin cảm ơn.”

Cảm ơn Bác đã gửi câu hỏi đến nha khoa Đà Lạt. Có rất nhiều nguyên nhân làm cho răng miệng bị hôi cho dù có chải răng nhiều. Vì thế để trả lời chính xác câu hỏi của bác cần phải mô tả chính xác tình trạng răng miệng. Dưới đây là một số nguyên nhân gây hôi miệng dù có đánh răng nhiều.

Đánh răng nhiều vẫn hôi miệng

Đánh răng nhiều vẫn hôi miệng

Hôi miệng ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng cuộc sống, thiếu tự tin ngại giao tiếp với người đối diện trong cự ly gần. Đa phần hơi thở có mùi gây khó chịu là do sự chuyển hóa của thức ăn thành hợp chất Sulphur dễ bay hơi có mùi đặc trưng, chúng được tích trữ trên những rãnh ở mặt sau lưỡi gây nên hôi miệng.

1.      Vệ sinh răng miệng không đúng cách.

Chải răng nhiều nhưng không đúng cách thì tác dụng của nó cũng như không chải răng. Chải nhẹ không chải mặt trong là nơi mà mảng bám thức ăn dễ sót lại nhất khiến cho vi khuẩn phân hủy thức ăn thành lưu huỳnh khiến cho hơi thở có mùi. Bên cạnh đó một số mảng bám thức ăn dính vào kẻ răng, các răng hàm trong cùng nơi mà bàn chải khó chạm đến, các vi khuẩn không nhìn thấy bằng mắt thường phải dùng chỉ nha khoa kèm theo nước súc miệng mới có thể loại trừ được hết.

Xem chi tiết: Cách chải răng đúng cách

Đánh răng theo 5 bước

Đánh răng theo 5 bước

2.      Mắc các bệnh lý răng miệng

Như: sâu răng, viêm nướu răng, viêm nha chu, chứng khô miệng, loét miệng, viêm lưỡi, viêm tủy răng… sẽ là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn sản sinh phát triển gây hôi miệng.

Sâu răng

Sâu răng

  • Sâu răng trong giai đoạn đầu sẽ gây ra hôi miệng kéo dài dẫn đến đau nhức ê buốt răng.
  • Chứng khô miệng: Lượng nước bọt tiết ra ít tạo điều kiện cho vi khuẩn tích tụ lại lên men thức ăn trong khoang miệng dẫn đến hôi miệng.
  • Nhiệt miệng (viêm loét miệng): xuất hiện những vết lở loét trên niêm nạc miệng, thậm chí nổi hạch cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến hôi miệng.
  • Viêm nướu răng, viêm quanh răng, viêm nha chu: Dấu hiện xuất hiện đầu tiên là hơi thở có mùi, chảy máu nhiều khi đánh răng và hình thành túi mủ giữa răng và nướu thêm mùi tanh hôi.
  • Viêm tủy răng: vi khuẩn tấn công ăn mòn men răng cho tới tủy răng làm ảnh hưởng đến các mạch máu nuôi răng bị gãy vỡ phóng thích Hemoglobin kết hợp NH3 và lưu huỳnh gây nên mùi khó chịu từ trong khoang miệng.

3.      Mắc bệnh về hô hấp như: viêm xoang, viêm mũi…

  • Viêm xoang: dẫn đến nhiễm trùng sưng viêm, tắc ứ nghẹn dịch mũ nhầy các hốc xoang trong vùng đầu mặt.
  • Viêm mũi gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe, xoang mũi bị sưng lên, chảy nước mũi trong hay vàng đục nếu bội nhiễm.

Nếu không điều trị kịp là nguyên nhân gây ra chứng hôi miệng vì nắp thanh môn giữa khí quản và thực quản gần như thông với nhau dễ gây mùi viêm nhiễm. Vì thế thường xuyên làm sạch khoang mũi là một giải pháp hữu ích cho cả khoang mũi và khoang miệng.

4.      Mắc bệnh về tiêu hóa: Trào ngược thực quản, viêm nhiễm vi khuẩn HP, đầy hơi chướng bụng…

  • Khi hệ tiêu hóa hoạt động yếu làm cho thức ăn đang trong quá trình tiêu hóa trào ngược lên gây ra vị chua có mùi khó chịu trong khoang miệng.
  • Chướng bụng ợ hơi làm cho khí hơi không tốt trong dạ dày thoát ra khỏi miệng dẫn đến hôi miệng.
  • Bên cạnh đó nhiễm khuẩn do Hp trong hệ tiêu hóa gây ra hơi thở có mùi.

5.      Bệnh mãn tính chuyển hóa: Viêm phế quản mãn tính, tiểu đường, các bệnh về gan mật.

Khi mắc bệnh hệ miễn dịch suy yếu tạo điều kiện cho vi khuẩn dễ sinh sôi nảy nỡ khó tránh khỏi mắc các bệnh về răng miệng dẫn đến hôi miệng.

6.      Chế độ dinh dưỡng không phù hợp: Hay ăn các thực phẩm có mùi, uống ít nước, hút thuốc lá.

Thực phẩm gây hôi miệng

Thực phẩm gây hôi miệng

  • Các loại thực phẩm có mùi như: hành, tỏi, sầu riêng, bia, rượu, một số loại gia vị… Trong quá trình chuyển hóa hấp thụ,thở ra ngoài gây mùi hôi khó chịu.
  • Chế độ ăn nhiều đạm, mỡ, ít chất xơ dẫn đến tuyến nước bọt tiết ra ít hơn, các thực phẩm khó rửa trôi đi hết bám lại trong khoang miệng sinh ra Sulful khiến hơi thở có mùi.
  • Uống ít nước làm cơ thể thiếu một lượng nước là nguyên nhân hàng đầu gây nên tình trạng hôi miệng. Nước giúp làm sạch thức ăn còn sót lại trên đường tiêu hóa.
  • Hút thuốc lá để lại hương vị và mùi rất khó chịu chính là thủ phạm gây hôi miệng và ảnh hưởng đến sức khỏe cơ thể, tốt nhất là bạn hãy ngừng sử dụng nó.

7.      Sỏi amidan

Hình thành nhiều lỗ nhỏ và các rảnh trên bề mặt tạo điều kiện cho vi khuẩn tích tụ sinh chất nhầy gây hôi miệng và có vị rất khó chịu trong miệng.

Đánh răng thường xuyên nhưng không đúng cách, cơ thể mắc các bệnh lý, chế độ dinh dưỡng không phù hợp là những nguyên nhân hàng đầu gây hôi miệng. Hãy kiểm tra sức khỏe thường xuyên, chăm sóc răng miệng đúng cách, khám răng định kỳ 6 tháng 1 lần để đánh bay mùi hôi miệng khó chịu. Hãy liên hệ nha khoa Đà Lạt nếu bạn có bất cứ thắc mắc nào cần được tư vấn rõ hơn.

Đọc thêm: Răng bị ố vàng, ê buốt khi uống nước lạnh là bị sao?

Gọi: 097 595 6669 để đặt lịch và nhận tư vấn miễn phí

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (2 votes, average: 5.00 out of 5)
Loading...