Chăm sóc răng miệng cho người cao tuổi

“Tôi năm nay đã 60 tuổi qua tìm hiểu tôi biết được càng lớn tuổi nguy cơ mắc các bệnh răng miệng càng cao. Tôi rất mong được nha khoa Đà Lạt có thể tư vấn cho tôi cách chăm sóc răng miệng tốt nhất để ngăn ngừa các bệnh lý răng miệng.”

Rất cảm ơn câu hỏi của bác, để trả lời vấn đề trên một cách cặn kẽ nhất, nha khoa da lat sẽ đưa ra các tổn thương răng miệng thường hay gặp nhất ở tuổi già và từ đó có biện pháp phòng tránh hiệu quả nhất qua những thông tin dưới đây.

Chăm sóc răng miệng người cao tuổi

Chăm sóc răng miệng người cao tuổi

Vấn đề chăm sóc sức khỏe răng miệng ở người cao tuổi rất quan trọng nhưng phần lớn mọi người đều bỏ qua vì quan niệm sai lầm rằng càng về già thì răng sẽ yếu đi rụng dần là điều tất nhiên, vì thế chăm sóc răng miệng là không cần thiết, tuổi tác cao nên cũng ngại đi khám răng và có tâm lý sợ các thủ thuật điều trị nha khoa. Do đó các bệnh lý nha khoa mà người già mắc phải sẽ phát hiện chậm và thường nghiêm trọng hơn so với người trẻ. Sức khỏe răng miệng gắn liền với sức khỏe toàn thân đặc biệt người già khi hệ miễn dịch suy giảm, vệ sinh răng miệng không tốt là điều kiện dễ nhất cho vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể và gây ra nhiều bệnh.

Những tổn thương răng miệng thường hay gặp ở người cao tuổi

 Chúng ta hãy cùng điểm qua các bệnh lý về răng miệng thường gặp ở người già:

  • 25 % người cao tuổi có triệu chứng giảm lượng nước bọt từ đó gây khô niêm nạc miệng, lưỡi nứt, nhai nuốt khó khăn trong khi ăn uống. “Nước bọt” là thành phần thiết yếu giúp răng khỏe mạnh nhưng do quá trình lão hóa, sử dụng nhiều thuốc an thần, thuốc lợi tiểu, tác dụng phụ khi thực hiện xạ trị ở đầu cổ… làm giảm lưu lượng nước bọt. Chính vì thế người cao tuổi cần nên uống nhiều nước mỗi ngày.
  • Răng bị đổi màu, xỉn vàng do thói quen ăn trầu, hay dùng nước trà… ngà răng dần bị mất nước trở nên giòn hơn, tủy răng bị xơ teo, chân răng yếu dần, lung lay do sự mỏng đi của lớp men răng bên ngoài dẫn đến giảm mật độ răng.
  • Càng về già, khứu giác và vị giác không còn độ nhạy cảm chính xác nữa, không cảm nhận được mùi vị của món ăn như trước, mất hứng thú trong việc ăn uống cùng với đó cơ xương hàm teo nhão dần, sức nhai cũng giảm đi gây nên chán ăn.

    Người già hay đau răng

    Người già hay đau răng

  • Sâu răng ở chân răng, kèm theo tụt nướu do tác động của vi khuẩn, sâu răng cũng có thể tái phát lại tại những chỗ có miếng trám lớn. Mất răng lâu ngày tăng nguy cơ tiêu xương, các răng bên cạnh có xu hướng nghiêng về vị trí mất làm cho cung hàm không đều.
  • Hôi miệng do vệ sinh răng miệng không tốt, chế độ ăn uống, sử dụng thuốc và do các bệnh lý khác như: viêm nướu, viêm nha chu, viêm mũi, viêm xoang, trào ngược dạ dày hay các bệnh về thực quản.
  • Viêm nướu, viêm nha chu làm nướu sưng tấy, nóng đỏ, chảy máu, có túi mũ, trường hợp nặng nhất sẽ gây ra ung thư miệng, ngoài ra các bệnh tim mạch, Alzheimer, viêm khớp, đột quỵ… có thể tăng do các bệnh về răng miệng.

Lưu ý trong vấn đề chăm sóc răng miệng ở người cao tuổi

  • Chế độ dinh dưỡng:

Bổ sung các chất đạm từ cá, thịt, cua, đậu phụ, trứng, các loại vitamin từ trái cây. Vitamin D và Canxi là 2 loại dưỡng chất cần thiết cho xương chắc khỏe, giảm thiểu nguy cơ mất răng, chất béo và các loại muối khoáng (như: Flour) từ khoai lang, ngũ cốc, các loại rau cải… để tăng cường độ kháng hóa, cũng cố độ bền chắc cho răng.

Rau và trái cây tươi là nguồn cung cấp dinh dưỡng, tăng tiết nước bọt làm sạch bề mặt răng loại bỏ mảng bựa vôi tốt cho quá trình hình thành tái tạo và củng cố tế bào răng. Nên ăn trước bữa ăn chính một giờ. Uống nhiều nước trung bình 1.5-2 lít/ ngày có thể giúp rửa sạch một số thực phẩm còn tồn đọng trong đường tiêu hóa và giảm khô miệng.

Hạn chế mỡ, nội tạng động vật, tránh các loại thức ăn ngọt, dễ bám dính vì đường bột dễ bám lại trên bề mặt răng, nhiều axit (chanh, thức uống có gas) làm phá hoại men răng hình thành lỗ sâu răng, tốt nhất là không nên hút thuốc lá hay uống rượu bia. Chia bữa ăn chính thành nhiều bữa trong ngày sẽ giúp tiêu hóa tốt hơn, không ăn những thức ăn quá cứng, quá nóng và quá lạnh.

  • Vệ sinh răng miệng đúng cách, chải răng thường xuyên ít nhất 2 lần mỗi ngày mỗi buổi sáng và tối trước khi ngủ, sau khi ăn 30 phút phải súc miệng và chải răng ngay không để mảng bám trên răng lợi tạo điều kiện cho axit phá hủy men răng. Bên cạnh đó kết hợp dùng chỉ nha khoa để loại bỏ sạch các mảng bám trên răng nơi mà bàn chải khó chạm đến được, nước súc miệng tăng khả năng kháng hóa cao và đem lại hơi thở thơm hơn.
  • Có một kế hoạch điều trị nha khoa hiệu quả, trám lại những răng sâu, chăm sóc tốt nướu răng để phòng bệnh viêm nha chu. Làm răng giả phục hình răng đã mất, vì răng xô lệch sai khớp cắn khó vệ sinh, mất răng lâu ngày sẽ dẫn đến tiêu xương để lại những hậu quả khác nghiêm trọng hơn, vệ sinh răng giả cọ rửa bằng bàn chải và thuốc đánh răng mỗi ngày.
  • Khám nha khoa định kì 6 tháng 1 lần để lấy cao răng, kiểm tra sức khỏe răng miệng, các bác sĩ nha khoa sẽ đưa ra lời khuyên hữu ích cùng phát đồ điều trị hợp lý nếu có bất kì bệnh lý răng miệng nào.

Càng lớn tuổi thì nguy cơ mắc các bệnh về răng miệng càng cao vì thế vấn đề chăm sóc răng miệng là rất cần thiết. Hãy liên hệ với trung tâm nha khoa Đà Lạt nếu có bất cứ thắc mắc nào về răng miệng để được tư vấn kĩ hơn.

Xem thêm: 90% người Việt mắc bệnh răng miệng

Gọi: 097 595 6669 để đặt lịch và nhận tư vấn miễn phí

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (2 votes, average: 5.00 out of 5)
Loading...