Một con số đáng báo động là có đến 90% người Việt gặp các vấn đề về răng miệng. Chăm sóc răng miệng ngày càng được nhiều người quan tâm đến, nhưng việc tiến hành thực hiện vẫn còn chưa đạt được hiệu quả cao. Chính vì thế, Nha khoa Đà Lạt – trung tâm nha khoa hàng đầu tại Đà Lạt xin giới thiệu đến bạn đọc cách chăm sóc răng miệng như thế nào để có được hàm răng khỏe mạnh, bắt đầu từ chính những thói quen hàng ngày.
Contents
Răng khỏe mạnh là như thế nào?
Răng trắng sáng, chắc khỏe sẽ giúp bạn cảm thấy tự tin hơn khi giao tiếp, vậy hàm răng như thế nào thì được xem là khỏe mạnh:
Không mắc các bệnh lý về răng miệng, chân răng không bị nhiễm trùng, gắn chặt trên cung hàm.
Răng chắc, không có răng nào bị sâu hay lung lay, các răng không bị trồi lên để lộ cổ răng hay một phần chân răng.
Hơi thở không có mùi, hoạt động chức năng cắn nhai tốt, không bị đau, ê buốt khi nhai.
Răng trắng, không có vôi răng hay các mảng bám trên bề mặt răng nhất là cổ răng.
Niêm mạc miệng không bị loét, nướu có màu hồng nhạt, không bị chảy máu khi ăn nhai.
Cách chăm sóc răng miệng như thế nào để khỏe mạnh?
Chăm sóc răng miệng đúng cách, thường xuyên hàng ngày là điều hết sức cần thiết để có một hàm răng khỏe mạnh
-
Chải răng đúng cách và đều đặn: thực tế đánh răng không đúng cách cũng giống như không đánh răng vậy.
- Chải răng ngày ít nhất hai lần vào mỗi buổi sáng, trước khi ngủ và sau khi ăn 30 phút để loại bỏ các mảng bám tích tụ trên răng miệng suốt cả ngày, phòng ngừa sâu răng tốt nhất.
- Chọn bàn chải phù hợp: đầu bàn chải tròn, lông mềm vừa tay cầm, định kì 3 tháng thay bàn chải răng để hiệu quả đánh răng tốt nhất.
- Sử dụng kem đánh răng có chứa lượng Fluoride vừa đủ từ 0,5 – 1mg/l: Fluoride ngấm vào men răng làm cho răng cứng hơn ít bị ăn mòn hơn, từ đó tránh bị sâu răng, cung cấp hàng rào bảo vệ răng.
- Đánh răng đúng cách: Lông bàn chải tiếp xúc chỗ giao nhau giữa nướu và mũ chân răng, chải cả mặt trong mặt ngoài và mặt nhai của răng, các kẽ răng, di chuyển bàn chải dọc theo vòm họng một cách nhẹ nhàng, sau đó chải nhẹ theo hướng nướu răng, vệ sinh phần lưỡi để khử mùi hôi miệng và loại các mảng bám tích tụ trên lưỡi.
-
Sử dụng chỉ nha khoa và nước súc miệng.
- Chỉ nha khoa: Mỗi ngày một lần để lấy những mẫu thức ăn bị kẹt giữa những chiếc răng, làm sạch nướu răng, giảm các mảng bám trên răng nơi mà bàn chải không chạm đến được, vi khuẩn không có cơ hội sinh sôi nảy nở, giảm viêm vòm họng. Không dùng tăm xỉa răng đâm dọc vào khe răng sẽ gây ra hở và chảy máu răng, mòn men răng.
- Nước súc miệng có chứa Chlorohexidine có tính chất khử trùng hiệu quả, làm sạch các mảnh vụn thức ăn, vi khuẩn mà mắt thường không thể nhìn thấy, tăng khả năng kháng hóa cao và đem lại hơi thở thơm hơn.
-
Chế độ dinh dưỡng cân bằng:
- Chế độ dinh dưỡng là một yếu tố không thể thiếu, ảnh hưởng quan trọng đến chất lượng răng miệng. Một chế độ ăn nghèo dinh dưỡng dễ dẫn tới các bệnh về nướu răng
- Bổ sung Canxi, dùng các thực phẩm giàu vitamin D, B1, Flour như: Trứng, phomat, sữa, các loại đậu, các loại hải sản (cá, tôm, cua, ghẹ…), khoai lang, ngũ cốc, các loại rau cải… để tăng cường độ kháng hóa răng, củng cố độ chắc bền cho răng, chống sức mẻ hạn chế rụng răng.
- Bổ sung chất xơ từ trái cây tươi và rau xanh, tăng sự tiết nước bọt có lợi cho việc làm sạch bề mặt răng loại bỏ mảng bựa vôi, tốt cho quá trình hình thành tái tạo và củng cố tế bào răng.
- Uống nhiều nước có thể giúp rửa sạch một số thực phẩm còn tồn đọng trong đường tiêu hóa.
- Hạn chế các thực phẩm thức ăn có hàm lượng carbohydrate cao (thức ăn nhanh, trà, cà phê), nhiều đường (bánh kẹo, đồ ngọt), nhiều axit (chanh, thức uống có gas) làm phá hoại men răng hình thành lỗ sâu răng. Thay vào đó có thể dùng kẹo cao su không đường Xylitol không gây sâu răng, ngăn ngừa hôi miệng.
-
Tuyệt đối không hút thuốc lá:
- Thuốc lá là chất gây nghiện ảnh hưởng nghiệm trọng đến sức khỏe trong đó có bệnh lý về răng miệng.
- Làm đổi màu răng sỉn màu, gai lưỡi phát triển có màu xám, cao răng bám nhiều hơn làm mất thẩm mỹ của răng.
- Làm giảm tính hiệu quả của các dịch vụ nha khoa như: Đổi màu chất trám răng, đổi màu hàm giả, tăng nguy cơ đào thải răng cấy ghép, làm chậm quá trình lành vết thương sau khi nhổ răng, tăng tính nhiễm khuẩn cao…
- Gây hôi miệng, thay đổi vị giác và xúc giác, gây ra nhiều bệnh lý về răng miệng như: bệnh nha chu, viêm nướu, ung thư niêm nạc miệng…
-
Khám răng định kỳ:
- Dù có chăm sóc răng miệng tại nhà kỹ đến thế nào cũng phải đến nha sĩ để kiểm tra sức khỏe răng miệng định kì, ngăn ngừa và điều trị kịp thời các bệnh lý về răng miệng.
- Kiểm tra nha khoa định kì 6 tháng/ 1 lần. Tại Nha khoa Đà Lạt bác sĩ không chỉ kiểm tra răng, nướu, cạo vôi răng mà còn khám sâu trong vòng họng, nếu có dấu hiệu tiềm ẩn nào đó sẽ có giải pháp điều trị kịp thời.
- Nha khoa Đà Lạt tự hào là trung tâm nha khoa hàng đầu Đà Lạt, cung cấp các dịch vụ tốt nhất với giá thành hợp lý, bệnh nhân sẽ được hướng dẫn cách chăm sóc răng miệng sau khi điều trị hiệu quả nhất.
Sức khỏe răng miệng ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể, vì thế việc chăm sóc răng miệng đúng cách rất cần thiết. Không những đem lại hàm răng hoàn hảo mà còn đẩy lùi được nhiều bệnh lý về răng miệng, tạo phần tự tin khi giao tiếp. Liên hệ với nha khoa Tâm Sài gòn để được tư vấn hướng dẫn chi tiết hơn.
Đọc thêm: Tại sao răng bị sâu? Tại sao bị đau răng?