“Em năm nay 16 tuổi, nhỏ bạn thân của em mắc bệnh sâu răng nhiều lúc đang học trên lớp đau nhức đến nổi không thể học được. Vì thế em rất lo ngại vấn đề sâu răng, không biết có phải do chế độ ăn uống không đúng cách hay ăn vặt là nguyên nhân chính dẫn đến sâu răng hay không. Rất mong nha khoa Đà Lạt tư vấn giúp em ạ.”
Contents
Để trả lời cho câu hỏi của bạn trước hết chúng ta cần tìm hiểu về vấn đề sâu răng ở Việt Nam
Thói quen quan tâm chăm sóc răng miệng tại Việt Nam vẫn còn chưa được nhiều người quan tâm đúng mức. Theo thống kê của bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung Ương TP Hồ Chí Minh đã đưa ra con số đáng báo động 99,4% dân số cả nước mắc các bệnh liên quan đến răng miệng trong đó sâu răng là một trong những bệnh phổ biến nhất. Tỉ lệ mắc bệnh sâu răng ở các độ tuổi là khác nhau: 6-8 tuổi là 85%, 9-11 tuổi là 56,3 % và 35-44 tuổi là 98%.
Sâu răng là một quá trình diễn ra từ từ, phát triển từ lớp nông đến lớp sâu với các triệu chứng điển hình là răng bị đổi màu trên bề mặt nhai hay giữa hai kẽ răng, cảm giác đau ê buốt nhạy cảm khi tiếp xúc với nhiệt nóng lạnh, với các thức ăn đồ uống có đường. Lỗ sâu răng màu nâu hoặc đen mới xuất hiện có thể nhỏ, sau một thời gian vi khuẩn tích tụ sẽ dần hình thành chất dính gọi là mảng bám. Thức ăn giắt vào lỗ sâu làm phần đáy bong mềm hóa, lỗ ngày một sâu hơn ăn vào lớp bên trong, chạm tới tủy răng, hơi thở có mùi khó chịu, đau nhức khó khăn khi ăn. Răng sâu khác với các bộ phận khác có thể bị hư tổn không thể tự phục hồi được, phải chữa trị. Khi răng đau kéo dài cường độ đau gia tăng gây ra viêm tủy, viêm quanh răng, vỡ chân răng thậm chí gây mất răng.
Nguyên nhân gây sâu răng bắt nguồn phần lớn từ việc ăn uống không đúng cách
Vậy chế độ dinh dưỡng như thế nào lại là nguyên nhân gây sâu răng.
-
Dùng nhiều đồ ngọt.
Một số thực phẩm ngọt chứa nhiều Glucozơ như (sữa, bánh kẹo, mật ong, kẹo cứng, ngũ cốc, chocolate, ca cao…) rất dễ bám dính trên răng, mảng bám trở nên cứng hơn thành vôi răng tạo điều kiện cho vi khuẩn ẩn nấp sản sinh axit hại cho men răng. Bên cạnh đó các loại nước ngọt, nước giải khát, nước trái cây chứa đường hóa học chứa axit Photphoric và axit Xitric làm mòn men răng tạo nên những lỗ hỏng trên răng lâu ngày thành sâu răng.
Các thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ (khoai tây chiên, đùi gà chiên…) nước có gas, lên men thành axit lactic tấn công răng ngay 20 phút sau khi ăn vi khuẩn phá hủy men răng và ngà răng, tạo điều kiện cho axit trong răng tăng cao, sâu răng trong thời gian ngắn hơn.
-
Chế độ ăn thiếu dưỡng chất.
Sâu răng cũng có thể xuất hiện do răng thiếu dưỡng chất như Canxi làm cho răng trở nên yếu đi, mòn lớp men răng. Răng nhạy cảm, dễ bị tổn thương bởi các tác nhân, sự tấn công của vi khuẩn lỗ sâu răng dễ dàng hình thành. Vì thế nên bổ sung đủ chất đạm, viatmin, muối khoáng đặc biệt là Canxi từ sữa, rau chân vịt, súp lơ xanh, cải xoăn, thịt…
-
Thói quen ăn vặt.
Ngoài bữa ăn chính, thói quen thường xuyên sử dụng đồ ăn vặt, nước ngọt hay ăn nhẹ, hay ăn nhiều vào ban đêm làm thức ăn đọng lại trên bề mặt răng tạo cao răng. Lượng nước bọt tiết ra khi ăn vặt ít hơn bữa ăn chính, mảnh vụn thức ăn kẹt lại là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn Streptococcus Mutans cư trú, không vệ sinh sạch sẽ là điều kiện lý tưởng cho vi khuẩn sinh sôi nảy nở lên men thức ăn thành axit tấn công gây sâu răng. Nếu bạn cần một bữa ăn nhẹ nên ăn các thực phẩm chứa ít đường và chất béo.
-
Uống ít nước.
Cơ thể thiếu hụt nước dễ gây nên tình trạng hôi miệng, “nước bọt” đóng vai trò tiêu diệt vi khuẩn gây mùi, bảo vệ khoang miệng và tạo môi trường sống cho các tế bào trong khoang miệng. Tuyến nước bọt yếu đi, gây khô niêm nạc miệng, các mảng bám không được làm sạch môi trường thuận lợi cho chúng phát triển. Uống nhiều nước có thể giúp rửa sạch một số thực phẩm còn tồn đọng trong đường tiêu hóa, phòng ngừa các bệnh về đường hố hấp.
Bệnh sâu răng tuy không nguy hiểm nhưng nếu phát hiện không kịp thời sẽ dẫn đến tình trạng nặng hơn để lâu sẽ gây hỏng răng có nguy cơ phải nhổ răng.
Chăm sóc răng miệng đúng cách ngăn ngừa sâu răng.
- Chải răng ngày ít nhất hai lần vào mỗi buổi sáng, trước khi ngủ, sau khi ăn 30 phút để loại bỏ các mảng bám tích tụ trên răng miệng phòng ngừa sâu răng tốt nhất.
- Kết hợp chỉ nha khoa để lấy những mẫu thức ăn bị kẹt giữa những chiếc răng nơi mà bàn chải không chạm đến được. Và dùng nước súc miệng có tính chất khử trùng hiệu quả, làm sạch vi khuẩn mà mắt thường không thể nhìn thấy.
- Chế độ dinh dưỡng cân bằng là một yếu tố không thể thiếu quyết định đến chất lượng răng miệng, bổ sung đầy đủ dưỡng chất chất cần thiết như: Canxi, Vitamin D, chất đạm, khoáng chất…
- Hạn chế các thực phẩm có hàm lượng carbohydrate cao, nhiều đường, nhiều axit, kiểm soát thói quen ăn thức ăn vặt, tuyệt đối không hút thuốc lá.
- Kiểm tra định kì 6 tháng 1 lần tại Nha khoa Đà Lạt để kiểm tra răng miệng, cạo vôi răng, phát hiện có giải pháp điều trị kịp thời nếu xuất hiện các bệnh lý về răng miệng.
Những thông tin đã cung cấp trên giúp bạn đọc hình dung sơ bộ về con đường ăn uống không đúng cách dẫn đến sâu răng, cũng như các sinh hoạt và chế độ dinh dưỡng tốt nhất để hạn chế sâu răng. Liên hệ với nha khoa Đà Lạt nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào cùng được tư vấn rõ hơn.
Xem thêm: Răng bị ê buốt khi ăn đồ lạnh, nóng, ngọt, chua là bị gì