Răng bị ê buốt khi ăn lạnh, nóng, chua, mặn, ngọt thì đang gặp vấn đề gì?

“Gần đây răng tôi bị ê buốt khi uống nước lạnh hay ăn thực phẩm cay nóng, có vị chua, mặn, ngọt.  Tôi không hiểu lí do vì sao, liệu có phải răng tôi đang mắc vấn đề gì không? Rất mong được bác sĩ tư vấn.”

Răng bị ê buốt

Răng bị ê buốt

Rất cảm ơn câu hỏi của chị đã gửi về mục hỏi đáp Nha Khoa Đà Lạt. “Răng bị ê buốt khi ăn lạnh, nóng, chua, mặn, ngọt thì đang gặp vấn đề gì?”  Nó là một trong những dấu hiệu của tình trạng bệnh lý răng miệng xuất phát từ thói quen chăm sóc răng miệng không đúng cách, chế độ ăn uống. Cùng tìm hiểu thông tin qua bài viết dưới đây.

Đồ chua, ngọt, cay, nóng, lạnh là một trong những tác nhân làm cho răng ê buốt. Răng bị đau ê buốt khi ăn thức ăn nóng lạnh, chua, mặn, ngọt gọi là hiện tượng răng nhạy cảm do quá cảm ngà. Lớp men răng bên ngoài mòn đi làm ngà răng lộ ra tiếp xúc trực tiếp với thức ăn. Các ống thần kinh trong ngà răng nối trực tiếp với tủy răng làm chức năng truyền nhận lên não bộ báo hiệu cảm giác, cơn đau ê buốt nhẹ hoặc đau nhói, khó chịu tùy theo tác nhân bên ngoài cũng như mức độ tiếp xúc.

Để lý giải rõ hơn về tình trạng răng miệng trên chúng tôi sẽ đưa ra các nguyên nhân có thể làm răng ê buốt khi ăn lạnh, nóng, chua, mặn, ngọt là do đâu?

  • Vệ sinh răng miệng sai cách: Chải răng quá mạnh, bàn chải lông quá cứng, kem đánh răng có độ mài mòn cao dẫn đến mòn lớp men răng bao bọc thân răng lộ lớp ngà răng. Việc sử dụng tăm xỉa răng tác dụng vào nướu làm chân răng lộ ra dễ tổn thương răng và khiến răng nhạy cảm hơn.
  • Thói quen vệ sinh một ngày một lần vào buổi sáng, sau khi ăn mà không vệ sinh tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công tổn thương niêm mạc răng miệng gây nên các bệnh lý về răng miệng như: sâu răng, viêm nướu, viêm nha chu, viêm tủy… dẫn đến đau ê buốt răng khi các tác nhân kích thích:
  • Tình trạng tụt nướu làm lộ chân răng, mòn cổ răng gây ê buốt chân răng.

    Tụt nướu

    Tụt nướu

  • Răng bị sứt mẻ cực kỳ nhạy cảm, sâu răng các tác nhân chua, ngọt, cay, nóng, lạnh kích thích khiến răng ê buốt, đau nhức.
  • Viêm tủy, viêm nha chu, viêm nướu làm lợi sưng tấy, đau nhức dễ chảy máu khi va chạm, tạo môi trường tốt cho các vi khuẩn sống trong mảng bám gây ra ê buốt chân răng.
  • Răng quá nhạy cảm do bẩm sinh chỉ cần một tác nhân môi trường kích thích nhỏ cũng có thể làm răng ê buốt. Sở thích hay ăn các thực phẩm đồ uống có tính axit cao (cam, chanh, nước có gas…) hay dùng nhiều thuốc kháng viêm, thuốc giảm đau, thuốc an thần… làm răng yếu đi nhạy cảm hơn rất dễ ê buốt răng.
  • Răng sau khi tẩy răng, đeo niềng hay trám răng mà áp dụng kỹ thuật nha khoa yếu kém không đảm bảo chất lượng, hay thuốc tẩy trắng răng không đảm bảo chất lượng, dùng quá liều lượng cũng làm ê buốt răng.
  • Tuổi tác cao, thói quen ăn nhai hay nghiến răng, axit ăn mòn men răng, thức ăn bám vào lớp ngà răng nhạy cảm với tác nhân môi trường làm răng bị ê buốt.

Lời khuyên chăm sóc răng miệng hạn chế tình trạng răng ê buốt

Để triệt để chứng ê buốt răng bạn nên khám chuyên khoa răng để được chuẩn đoán chính xác và điều trị hiệu quả. Hình thành thói quen chăm sóc răng miệng hàng ngày theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa:

  • Chải răng ngày ít nhất hai lần vào mỗi buổi sáng, trước khi ngủ và sau khi ăn để loại bỏ các mảng bám tích tụ trên răng miệng suốt cả ngày. Lưu ý: Sử dụng bàn chải răng mềm, không chải răng quá mạnh, chải nhẹ nhàng đều mặt trong, ngoài mặt nhai của răng, kem đánh răng với lượng Fluor đúng quy định.
  • Kết hợp dùng chỉ nha khoa để lấy những mẫu thức ăn bị kẹt giữa kẽ răng. Nước súc miệng giúp làm sạch các mảnh vụn thức ăn vi khuẩn mà mắt thường không thể nhìn thấy đem lại hơi thở thơm hơn.

    Vệ sinh răng miệng đúng cách

    Vệ sinh răng miệng đúng cách

  • Chế độ dinh dưỡng hợp lý: Bổ sung các thực phẩm giàu vitamin, chất đạm, chất khoáng như: Canxi, Fluor, Sắt, Kẽm… chất xơ từ trái cây tươi và rau xanh. Uống nhiều nước có thể giúp rửa sạch một số thực phẩm còn tồn đọng trong đường tiêu hóa.
  • Hạn chế các thực phẩm cay nóng, quá mặn, quá chua, ngọt nhiều đường, nước đá, thức ăn có hàm lượng carbohydrate cao, nhiều axit như: Bánh kẹo, cà phê, chanh, thức ăn nhanh, nước ngọt có ga… làm phá hoại men răng. Tuyệt đối không hút thuốc vì nó là tác nhân xấu gây ra các bệnh lý về răng miệng, ảnh hưởng đến sức khỏe.
  • Kiểm tra sức khỏe răng miệng định kì 6 tháng 1 lần tại trung tâm nha khoa uy tín kiểm tra răng nướu, cạo vôi răng, khám sâu trong vòng họng, ngăn ngừa và điều trị kịp thời nếu có dấu hiệu bệnh lý.

Hi vọng bài viết trên có thể giải đáp được những thắc mắc của bạn đọc. Nếu có bất kì vấn đề răng miệng nào cần được tư vấn xin gửi về hòm thư hỏi đáp trực tuyến của nha khoa Đà Lạt chúng tôi sẽ cố gắng giải đáp nhanh nhất có thể.

Tham khảo: Đánh răng nhiều những vẫn bị hôi miệng

Gọi: 097 595 6669 để đặt lịch và nhận tư vấn miễn phí

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5.00 out of 5)
Loading...