Phòng ngừa sâu răng và viêm nướu cho trẻ

“Chào bác sĩ, cháu nhà mình nay được 4 tuổi nhưng dạo gần đây mình phát hiện bé bắt đầu xuất hiện một vài lỗ đen li ti trên mặt nhai của răng giống như sâu răng vậy. Theo tìm hiểu mình biết được sâu răng và viêm nướu là 2 bệnh thường hay gặp nhất ở trẻ. Vậy nguyên nhân do đâu và các phòng ngừa như thế nào là đúng cách, bác sĩ hãy tư vấn giúp mình để việc chăm sóc sức khỏe răng miệng của trẻ tốt hơn.”

Sâu răng viêm nướu ở trẻ em

Sâu răng viêm nướu ở trẻ em

Rất cảm ơn câu hỏi của chị đã gửi đến nha khoa Đà Lạt, chúng tôi xin giải đáp thắc mắc của chị qua những thông tin sau:

Vấn đề sâu răng ở trẻ em

Là một trong những bệnh răng miệng phổ biến nhất ở trẻ em, có đến 80% trẻ em bị sâu răng nhưng không được điều trị đúng cách. Sâu răng gây ra do một số loại vi khuẩn có sẵn trong răng miệng như: Lactobacillus, Streptococcus mutans có khả năng tạo axit làm bong lớp men răng ngoài cùng, làm xuất hiện những đốm màu trắng ngà, tạo những lỗ sâu nhỏ li ti trên bề mặt răng dần thành lỗ sâu màu đen phá hủy cấu trúc của răng là tủy và mạch máu. Răng sữa ở trẻ nhạy cảm diễn tiến phá hủy răng sâu nhanh hơn rất nhiều so với người lớn. Tuy không nguy hiểm nhưng nếu không điều trị kịp thời sẽ dẫn đến tình trạng nặng hơn hỏng răng có nguy cơ phải nhổ răng gây mất răng sớm, răng vĩnh viễn mọc lệch lạc, cung hàm mất thẩm mỹ răng.

Sâu răng ở trẻ

Sâu răng ở trẻ

Nguyên nhân gây sâu răng ở trẻ:

  • Hay ăn các thực phẩm ngọt chứa nhiều đường như: Sữa, bánh kẹo, mật ong, kẹo cứng, ngũ cốc, chocolate, ca cao, nước ngọt, nước giải khát, nước trái cây chứa đường hóa học… dễ bám trên răng miệng tạo môi trường vi khuẩn sản sinh axit làm mòn men răng tạo nên những lỗ hỏng trên răng.
  • Đặc biệt thói quen cho bé uống sữa hay nước trái cây trước khi ngủ mà quên chải răng làm tăng nguy cơ sâu răng vì lượng đường sẽ tăng hoạt động của vi khuẩn trong thời gian ngủ kéo dài.
  • Trẻ hay ngậm thức ăn lâu trong miệng, tinh bột chuyển hóa thành đường bám chặt vào chân răng, gây sâu răng, cùng với chế độ dinh dưỡng thiếu dưỡng chất như Canxi làm cho răng trở nên yếu đi làm mòn lớp men răng kích thích sâu răng phát triển.
  • Cha mẹ ít chú trọng vệ sinh răng miệng cho bé vì cho rằng răng sâu sẽ được thay thế bằng răng vĩnh viễn, nên vi khuẩn dễ bị tấn công gây ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng của trẻ.

Viêm nướu răng ở trẻ em

Đa số trẻ em dưới 3 tuổi thường hay mắc bệnh viêm nướu răng. Nướu là phần mô mềm bao bọc xung quanh ổ răng bảo vệ răng chống lại sự ma sát thức ăn. Viêm nướu ở trẻ là tình trạng viêm khiến nướu chuyển dần sang trạng thái đỏ thẩm, nướu mềm sưng tấy, chảy nước dãi nhiều, nhất là trong khi ngủ, dễ bị chảy máu đôi khi gây hôi miệng. Trên bề mặt trở nên trơn láng thậm chí hình thành túi mủ giữa răng và nướu lâu dần chuyển sang giai đoạn của bệnh nha chu, nướu teo rút, răng lung lay, chảy máu tự phát dẫn đến mất răng. Nếu viêm nướu do các bệnh về máu gây ra không chữa trị kịp thời ,trẻ có thể sốt cao gây ảnh hưởng lớn đến tình trạng sức khỏe.

Viêm nướu ở trẻ em

Viêm nướu ở trẻ em

Nguyên nhân mắc bệnh viêm nướu ở trẻ:

  • Do mảng bám hình thành từ các mảnh vụn thức ăn còn sót lại trên răng và khe nướu không được vệ sinh kĩ tạo điều kiện cho vi khuẩn tích tụ sản sinh axit cùng các nội tiết tố gây kích thích mô nướu.
  • Quá trình mọc răng gây ra nhiều khó chịu, nướu răng dễ bị tổn thương, viền nướu không được bảo vệ khi răng chưa mọc hoàn toàn dễ bị viêm hơn, tạo điều kiện cho các mảng bám vi khuẩn tấn công răng nướu. Trong một số trường hợp cấp tính có thể gây viêm quanh thân răng hay áp- xe quanh răng tấn công răng nướu.
  • Một số ít do thói quen mút ngón tay quá mạnh, liên tục thậm chí nhai hay dùng lưỡi đẩy có thể gây ra tổn thương nướu, hay do chấn thương cơ học trong niêm nạc miệng, dinh dưỡng kém thiếu chất, trẻ đang sốt cũng là một trong những nguyên nhân gây viêm nướu.

Cách phòng ngừa sâu răng và viêm nướu cho trẻ

Dạy bé cách đánh răng

Dạy bé cách đánh răng

  • Dạy cho trẻ làm quen với việc chải răng miệng, giám sát và giúp đỡ trẻ vệ sinh răng miệng sạch sẽ mỗi buổi sáng, sau khi ăn và trước khi ngủ, bố mẹ có thể dùng chỉ nha khoa làm sạch các mảng bám trên kẽ răng bảo vệ răng khỏi những vi khuẩn sâu răng, nước súc miệng làm tăng khả năng kháng hóa cao và đem lại hơi thở thơm hơn.
  • Nếu trẻ còn nhỏ hãy sử dụng một miếng vải mềm ấm hoặc miếng gạc sạch để chà lên nướu mỗi ngày nhất là sau khi cho bé ăn xong để loại bỏ những vi khuẩn bám trên nướu.
  • Chế độ dinh dưỡng đủ chất vitamin, chất đạm, chất béo, các loại chất khoáng, khuyến khích trẻ ăn nhiều rau xanh và trái cây tươi có tác dụng bảo vệ răng miệng, uống nhiều nước lọt để loại bỏ các mảng bám còn sót trên răng và đường tiêu hóa. Hạn chế cho trẻ ăn các thức ăn gây hại đến răng, các đồ quá ngọt như bánh kẹo, nước ngọt chứa nhiều đường, bim bim, snack, khoai tây chiên… và nhất là thói quen ăn uống đồ ngọt trước khi ngủ.
  • Bổ sung Canxi và Fluor (đúng tiêu chuẩn chỉ định) để tăng độ chắc khỏe răng, bảo vệ men răng, nướu răng chống lại sự tấn công của axit ngăn ngừa sâu răng.
  • Nên cho trẻ đi khám bác sĩ nha khoa định kì 3-6 tháng 1 lần để khám và kiểm tra tình trạng sức khỏe răng miệng của trẻ phát hiện và chữa trị kịp thời sâu răng, viêm nướu cũng như các bệnh lý về răng khác.

Sâu răng và viêm nướu răng ở trẻ em là hai căn bệnh thường gặp và không hề đơn giản nếu tình trạng kéo dài. Vì thế bậc cha mẹ hãy quan tâm chăm sóc vệ sinh răng miệng cho con em đúng cách nhé.  Hãy đến trung tâm Nha Khoa Đà Lạt để được tư vấn, kiểm tra răng miệng, hướng dẫn chi tiết cách chăm sóc răng để có thể loại bỏ các bệnh lý về răng miệng.

Tham khảo: Mẹo dạy bé đánh răng

Gọi: 097 595 6669 để đặt lịch và nhận tư vấn miễn phí

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5.00 out of 5)
Loading...