“Đánh răng là cách tốt nhất để vệ sinh răng miệng và chống sâu răng cho trẻ. Tuy nhiên mình đang gặp khá nhiều rắc rối trong việc dạy trẻ hình thành thói quen đánh răng vì bé nhà mình khá hiếu động mỗi lần dạy con chải răng thì bé mất tập trung lo nhìn xung quanh không để ý đến lời mẹ dạy. Rất mong được Nha khoa Đà Lạt chia sẻ những mẹo để bé hứng thú với việc đánh răng hơn.”
Mẹ hãy yên tâm, tâm lý không thích học đánh răng xuất hiện ở rất nhiều trẻ, những mẹo mà chúng tôi sắp chia sẻ dưới đây đã được nhiều phụ huynh áp dụng thành công trong việc tập đánh răng cho bé, hãy cùng tìm hiểu nhé.
Theo thời gian những chiếc răng bé con nhú lên cùng với sự lớn khôn của trẻ, dùng khăn hoặc gạc mềm sạch thấm nước muối loãng để lau rửa sạch. Chẳng mấy chốc là toàn bộ hàm răng sữa đáng yêu xuất hiện, răng sữa có vai trò định hướng cho răng vĩnh viễn mọc lên vì thế việc chăm sóc răng miệng là điều cần thiết. Khi 2 tuổi bé có thể làm quen dần với việc đánh răng nhưng chưa vội dùng kem đánh răng vì trẻ rất dễ nuốt rất nguy hiểm, chỉ cho trẻ đánh răng với nước. 3 tuổi hãy cho con dùng kem đánh răng dạy trẻ để làm quen với việc đánh răng.
Sử dụng bàn chải răng ngộ nghĩnh, kem đánh răng theo sở thích của trẻ.
Hãy cùng con đi chọn bàn chải đánh răng và nhớ nói trước với trẻ về việc mình sẽ cùng con đi mua bàn chải răng nhé. Chọn loại bàn chải mềm, mịn không gây hại cho nướu răng, đầu lông tròn, tay cầm vừa tay bé, hình thù màu sắc sẽ cho con tự chọn thoải mái nhất. Để bé thích đánh răng hơn, có thể cho bé chọn 2 đến 3 bàn chải răng để thay đổi hàng ngày. Kem đánh răng có nồng độ Flour cho phép từ 200-500 ppm cho bé chọn mùi thơm mà bé yêu thích như hoa quả, kẹo ngọt… để việc đánh răng trở thành niềm yêu thích của trẻ. Mục đích là cho trẻ làm quen ý thức dần việc đánh răng trong một tâm trạng vui vẻ nhất.
Minh họa bằng hình ảnh từ đó hình thành thói quen.
Tạo hứng thú đánh răng cho trẻ bằng cách kể cho trẻ nghe, cho trẻ xem các video về các bạn nhỏ chải răng vui nhộn, khơi gợi tính tò mò thích thú ở trẻ. Để trẻ dễ hình dung về lợi ích của việc chải răng, treo ở nhà tắm những bức hình răng đẹp và răng sâu chỉ cho bé thấy nếu đánh răng sẽ không bị răng đen xì xấu xí như hình, sẽ xinh hơn, ăn ngon cười đẹp hơn như vậy bé sẽ có thêm động lực để siêng đánh răng hơn.
Biến việc đánh răng thành trò chơi, để trẻ bắt chước làm theo.
Các bậc phụ huynh cần kiên nhẫn nhẹ nhàng hướng dẫn làm mẫu để bé bắt chước theo, không ép buộc hay dọa dẫm “cho đến bác sĩ”. Tốt nhất hãy tạo một không khí vui vẻ, cho bé đứng trên ghế để bé vừa soi gương vừa đánh răng. Trẻ rất thích nhìn mình qua gương, bé nhìn bố mẹ qua gương bắt chước thì việc tiếp thu sẽ nhanh hơn. Để làm cho trẻ thấy hào hứng hơn mỗi lần đánh răng, bạn có thể bắt chước thành các con vật ngộ nghĩnh hay làm một hành động hài hước nào đó. Các bé thường hay có thói quen nuốt kem đánh răng và nước chứ không nhổ ra lâu dần sẽ gây hại.
Mỗi động tác bạn hãy làm sao cho thật ấn tượng: Nhe răng chuẩn bị để chuẩn bị đánh răng, lấy một lượng nhỏ kem đánh răng bằng hạt đậu dùng nhiều sẽ gây phá hủy men răng hình thành mảng bám, khi chảy răng sẽ có bọt hé miệng và tiến gần sát vào mặt con òa một cái cho trẻ cảm thấy thoải mái như đang chơi một trò chơi bắt sâu vậy. Tập cho trẻ đánh răng hướng lên xuống vòng một vòng tròn trong ngoài răng, sau đó nhổ kem đánh răng ra, chuẩn bị một cốc nước sạch thực hiện một vài lần như thế cho trẻ nhìn rõ, trẻ có thể bắt chước xúc miệng và nhổ nước một cách thuần thục. Một vài lần đầu tiên sau khi trẻ đánh răng xong bạn nên đánh răng lại cho trẻ “đánh cho hết sâu không còn làm xấu răng bé nữa”. Sau khi đánh răng xong bạn nhớ khen miệng con thơm và tán thưởng con để bé hứng thú 1-2 lần sau sẽ tự làm mà không cần đến bạn nhắc nữa.
Nhắc trẻ đánh răng hằng ngày vào thời điểm cố định: Mỗi sáng thức dậy, trước khi đi ngủ, nhắc khéo nếu trẻ mải chơi. Để tạo động lực cho trẻ, bố mẹ nên dành thời gian đánh răng cùng trẻ để dạy trẻ đánh răng đúng cách, vừa có thể vui đùa, trò chuyện trong lúc đánh răng khiến trẻ thích thú hơn nhiều, vừa có thể kiểm tra răng phát hiện sớm những đốm trắng hoặc nâu trên răng (nếu có) đó là nguyên nhân gây sâu răng. Hãy làm cùng cho đến khi trẻ có thể ghi nhớ và tự mình đánh răng lúc 5-6 tuổi.
Đây là một công việc thử thách cần sự kiên trì không bỏ cuộc, cùng con làm tất cả những điều trên bằng tình thương và sự ân cần của mình nhé. Hi vọng các mẹo mà Nha khoa Đà Lạt đưa ra sẽ giúp bé nhà bạn cảm thấy hứng thú và yêu thích công việc đánh răng hàng ngày hơn. Nhiều phụ huynh đã thực hiện và thành công, bạn hãy bỏ túi những mẹo này giúp bé giữ gìn răng miệng sạch sẽ hơn tránh được việc sâu răng cho trẻ nhé.
Xem thêm: Đánh răng như thế nào là đúng cách