Thống kê đến 90% người Việt mắc bệnh răng miệng

“Chào bác sĩ,  theo như thông tin tôi tìm hiểu được là có đến 90% người Việt mắc các bệnh về răng miệng. Bác sĩ có thể giúp tôi lý giải rõ hơn về thông tin đó, cũng như cách chăm sóc răng miệng tốt nhất phòng ngừa các bệnh lý về răng miệng. Xin cảm ơn.”

90% người việt mắc bệnh răng miệng

90% người việt mắc bệnh răng miệng

Cảm ơn câu hỏi của bạn đã gửi đến nha khoa Đà Lạt, cùng tìm hiểu về vấn đề trên qua những thông tin dưới đây.

Theo thống kê của bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung Ương Thành phố Hồ Chí Minh có đến 90% người dân Việt Nam mắc các bệnh lý về răng miệng được công bố tại hội nghị Thầy Thuốc Việt Nam 23/2/2017. Đây được xem là một vấn đề đáng báo động, tình trạng bệnh xuất hiện ở mọi lứa tuổi trong đó trẻ học đường và người già chiếm số lượng cao hơn cả.

Các bệnh lý răng miệng thường gặp

Theo điều tra trong số các bệnh lý răng miệng thì sâu răng, viêm nướu răng, túi mủ quanh răng và mất răng chiếm tỉ lệ cao nhất.

  • Sâu răng: Có đến 75% dân số mắc bệnh sâu răng vĩnh viễn. Sâu răng do vi khuẩn ẩn nấp trong kẽ răng ăn mòn men răng, xuất hiện những đốm nhỏ màu trắng ngà dần hình thành lỗ sâu nhỏ màu đen phá hủy cấu trúc tủy răng. Gây ê buốt, đau nhức răng khi ăn thức ăn nóng / lạnh, có thể đau nhức dữ dội về đêm, cảm giác khó chịu ở vùng răng sâu. Lâu ngày gây ra nhiễm trùng tủy phải cắt bỏ xương hàm, làm trầm trọng thêm bệnh tiểu đường, tim mạch, gây đau đầu, viêm xoang, bệnh về đường tiêu hóa.

    Sâu răng

    Sâu răng

  • Viêm nướu răng: Trên 80% người trưởng thành bị viêm lợi do vi khuẩn bám lâu ngày ở đường viền quanh nướu tăng tiết kích thích nướu răng, tấn công vào khoang miệng gây sưng đỏ viêm nhiễm vùng nướu. Làm cho lợi bị sưng tấy, chảy máu chân răng, hình thành túi mủ giữa nướu và răng, gây hôi miệng. Nặng hơn dẫn đến lợi bị teo rút, tiến triển nhanh qua giai đoạn viêm nha chu làm răng lỏng lẻo dẫn đến mất răng.

    Viêm nướu răng

    Viêm nướu răng

  • Túi mủ quanh răng: Quá nửa số trẻ em và hầu như người già đều mắc bệnh này. Đau nhức chân răng, ngứa nướu sưng đỏ không bám chắc vào răng, dễ chảy máu khi chải răng, chân răng lung lay hình thành túi mủ quanh răng. Giai đoạn cấp tính các triệu chứng xuất hiện ồ ạt hơn, hôi miệng, ấn vào vùng nướu quanh răng thấy có mủ chảy ra, tiêu dần ổ xương răng và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe cơ thể.

    Túi mủ quanh răng

    Túi mủ quanh răng

  • Mất răng: 88, 13% người cao tuổi mất răng, đây là tình trạng có thể dẫn đến nhiều tác động xấu đến sức khỏe cơ thể mà chúng ta không thể lường hết được. Xương hàm bị thoái hóa dần ảnh hưởng đến các răng còn lại, má hóp lại da mặt chảy xệ lão hóa sớm, chức năng ăn nhai giảm đi tác động nhiều lên khớp thái dương hàm, lâu ngày dẫn đến các bệnh đau đầu, đau vai, đau gáy. Thay đổi giọng nói, làm nặng hơn các bệnh: Tim mạch, tiểu đường, loãng xương, huyết áp…

Vậy nguyên nhân do đâu?

  • Do kiến thức chăm sóc răng miệng còn hạn chế, chải răng không đúng cách, một ngày chỉ chải răng một lần vào buổi sáng. Sau khi ăn không vệ sinh sạch, các mảng thức ăn còn lại bám chặt trên răng thành cao răng tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển gây bệnh.
  • Ngại đến bác sĩ, có đến 50% người trưởng thành không bao giờ đi khám răng miệng, hơn 80% trẻ tiểu học và trung học cơ sở chưa từng đi khám răng miệng nhất là vùng sâu vùng xa tỉ lệ càng cao hơn nhiều. Nên không thể kiểm tra sức khỏe răng miệng, lúc phát hiện thì bệnh đã nặng khó điều trị, tốn kém thời gian và chi phí.
  • Chế độ dinh dưỡng không phù hợp, ăn nhiều đồ ngọt bánh kẹo, nước ngọt, hay ăn vặt nhất là vào buổi tối trước khi ngủ nhưng không vệ sinh sau khi ăn nên nguy cơ mắc bệnh răng miệng rất cao. Cơ thể thiếu một số chất khoáng như: Canxi, Kẽm, Sắt, Fluor… ảnh hưởng đến sự phát triển răng nướu, men răng yếu.
  • Thói quen hút thuốc lá hay uống cà phê, rượu vang, nước có ga… là một trong những nguyên nhân làm cho răng yếu đi nhanh nhất.

Cách phòng ngừa như thế nào?

Theo bộ trưởng bộ Y Tế cho biết: “Việt Nam là quốc gia đầu tiên ở khu vực Châu Á thực hiện các biện pháp dự phòng hạn chế các bệnh lý răng miệng”.

  • Người dân được trang bị kiến thức chăm sóc răng miệng cơ bản thông qua báo đài, trạm y tế địa phương, các chương trình nha học đường được diễn ra ở nhiều trường học. Đẩy mạnh truyền tải thông tin, các số liệu, hậu quả nghiêm trọng khi răng miệng không được chăm sóc và điều trị kịp thời.
  • Tuyên truyền hướng dẫn người dân cách tự chăm sóc răng miệng chải răng đúng cách ngày ít nhất 2 lần mỗi buổi sáng, sau khi ăn và trước khi ngủ. Kết hợp dùng chỉ nha khoa làm sạch kẽ răng và nước súc miệng loại bỏ các vi khuẩn mắt thường không nhìn thấy được ngừa hôi miệng.
  • Để phòng ngừa và phát hiện các bệnh lý răng miệng sớm, mọi người nên có ý thức giữ gìn bảo vệ răng, khám nha khoa định kì 6 tháng 1 lần kiểm tra sức khỏe răng miệng, điều trị sớm nhằm ngăn ngừa tình trạng bệnh quá nặng.
  • Chế độ dinh dưỡng hợp lý, loại bỏ những thói quen xấu ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng.

Khắc phục tình trạng bệnh lý răng miệng là một trong những vấn đề mà cả ngành y tế quan tâm chứ không riêng nha khoa. Việc cải thiện suy nghĩ của người dân không phải là việc dễ dàng luôn là một quá trình cần phải có sự hợp tác đồng lòng từ chính quyền và người dân. Hưởng ứng vào chương trình của bộ Y Tế, nha khoa Đà Lạt hướng đến việc chăm sóc răng miệng từ lứa tuổi nhỏ nhất là trẻ em, chương trình “NUÔI DƯỠNG NỤ CƯỜI THIÊN THẦN” khám tầm soát miễn phí và xuyên suốt cho trẻ khi bắt đầu có những chiếc răng sữa đầu tiên (6 tháng tuổi) cho đến khi hoàn thiện hàm răng vĩnh viễn (15 tuổi). Nếu bạn có bất cứ thắc mắc nào cần được tư vấn hãy liên hệ chúng tôi sẽ giải đáp nhanh nhất có thể.

Đọc thêm: Một số bệnh thường gặp về răng miệng ở trẻ em

Gọi: 097 595 6669 để đặt lịch và nhận tư vấn miễn phí

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (2 votes, average: 5.00 out of 5)
Loading...