Quá trình hình thành sâu răng

Răng miệng có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc duy trì sức khỏe tổng thể của con người. Răng đảm nhận chức năng nhai và nghiền thức ăn, cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể cho nên cần được chăm sóc và bảo vệ nhằm đảm bảo sức khỏe tối ưu, nếu không sẽ rất dễ bị sâu răng gây ra các cơn đau kéo dài và ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe của chúng ta. Vậy sâu răng hình thành như thế nào và do đâu, các bạn cùng Nha Khoa Đà Lạt tìm hiểu trong bài viết sau đây nhé!

Tiến trình sâu răng

Tiến trình sâu răng

Sâu răng là gì?

Sâu răng là một trong những bệnh răng miệng khá phổ biến hiện nay và có thể gặp ở mọi lứa tuổi. Tùy theo mức độ nghiêm trọng của răng bị sâu mà dẫn đến cảm giác khó chịu đau nhức, ê buốt, những biến chứng như: Viêm tủy, viêm quanh chân răng, gây trở ngại trong giao tiếp do có mùi hôi khó chịu, ngả màu men răng, …

Sâu răng gây ra do một số loại vi khuẩn có sẵn trong miệng (cụ thể là các loài Lactobacillus, Streptococcus mutans, …) có khả năng tạo acid làm bong lớp bề mặt cứng ngoài cùng được gọi là men răng, làm xuất hiện những đốm màu trắng ngà, sau đó hình thành những lỗ sâu nhỏ màu đen và dần dần sẽ phá hủy cấu trúc trong cùng của răng là tủy răng và các mạch máu. Nếu không điều trị kịp thời sẽ đau răng, mất răng, nhiễm trùng, thậm chí tử vong đối với những ca nặng. Vậy nguyên nhân gây sâu răng là do đâu?

Nguyên nhân gây sâu răng?

Nguyên nhân chủ yếu là do thực phẩm chúng ta ăn hàng ngày. Trong nhiều thực phẩm chứa hàm lượng đường sucrose, fructose, glucose cao như: Kẹo, bánh, nước ngọt, đồ uống có ga, sữa… Chủng vi khuẩn Streptococcus mutans làm lên men các chất bột và đường có trong thức ăn thành acid lactic, nếu sau khi ăn, ta không chải sạch răng thì 15 phút sau, đường và chất tinh bột có trong miệng sẽ bị biến thành acid. Acid sẽ ngấm vào các vết nứt, các chỗ trũng trên mặt răng phá hủy men răng và tạo thành lỗ sâu răng và phá hủy răng.

Quá trình hình thành sâu răng

Quá trình hình thành sâu răng

Ngoài ra còn do cách vệ sinh răng miệng hàng ngày của mỗi người. Đánh răng ít nhất 2 lần/ngày sau mỗi bữa ăn và trước khi đi ngủ là việc cần làm hàng ngày.  Tuy nhiên, nếu việc chải răng được thực hiện qua loa và không thể loại sạch các mảng bám sau khi ăn uống thì rất dễ gây nên sâu răng.

Diễn biến của quá trình sâu răng

Sâu răng thường hình thành và phát triển qua 4 giai đoạn do nhiều nguyên nhân gây sâu răng khác nhau và có những dấu hiệu ở mỗi thời điểm.

Quá trình phát triển bệnh sâu răng

Quá trình phát triển bệnh sâu răng

  • Giai đoạn 1: Vi khuẩn gặp các chất đường bám dính trên men răng chuyển hóa chúng thành acid có hại tấn công bề mặt của răng tạo nên những vết màu trắng đục. Đánh răng bằng kem đánh răng florua và dùng chỉ nha khoa có thể không cho nó trở thành một vùng bị sâu. Sâu ở men răng sẽ không có cảm giác và không đau.
  • Giai đoạn 2: Lúc này sâu răng hình thành trên bề mặt răng các lỗ màu đen nhỏ, dần phát triển lớn hơn và tạo thành lỗ sâu màu đen. Sâu răng đã tấn công vào men và ngà răng, gây cho người bệnh cảm giác đau nhức nhẹ, ê buốt khi ăn lạnh và thức ăn chua. Giai đoạn này nếu muốn chữa sâu răng, phải thực hiện bằng phương pháp nạo sạch lỗ sâu và hàn trám bít vết sâu.
  • Giai đoạn 3: Vùng bị sâu đã chạm đến lớp mềm của răng. Nếu không chữa, sâu răng tiến dần đến tủy, cảm giác đau càng nhiều hơn, làm bệnh nhân đau nhức dữ dội, nhức về ban đêm, đó là viêm tủy cấp tính. Thời điểm này, cần chữa tủy trước, sau đó mới chữa răng bị sâu. Việc hàn trám răng sâu vẫn mang lại hiệu tốt, tuy nhiên nếu răng đã bị gãy vỡ lớn, chỉ còn lại chân răng đứng vững thì phương pháp bọc răng sứ sẽ là cách phục hồi tối ưu nhất.
  • Giai đoạn 4: Đây là thời điểm răng bị sâu nghiêm trọng nhất, viêm tủy nếu không chữa trị răng sẽ chết, tủy răng thối và nhiễm trùng đi vào xương gây viêm khớp, viêm mô tế bào, viêm xương hàm… Người bệnh cảm thấy đau nhức vô cùng, ăn uống rất khó khăn.

Các biện pháp giảm đau tại nhà sẽ không có tác dụng mà người bệnh cần đến cơ sở nha khoa tốt ở khoa Đà Lạt để được các bác sĩ kiểm tra và tư vấn trực tiếp.

Một số biện pháp phòng ngừa sâu răng

Phòng ngừa và bảo vệ răng miệng chắc khỏe là vấn đề vô cùng quan trọng, vì vậy hãy cùng nha khoa Đà Lạt lưu ý một số điều sau đây nhé:

  • Vệ sinh răng miệng đúng cách ít nhất 2 lần/ngày sau khi ăn và trước khi đi ngủ kết hợp sử dụng chỉ nha khoa và nước súc miệng.
  • Không dùng tăm răng đâm dọc vào khe răng sẽ gây ra hở và cháy máu răng, mòn men răng.
  • Có chế độ ăn uống đầy đủ chất và thích hợp (đặc biệt bổ sung thêm canxi), hạn chế thức ăn đồ ngọt, không nên ăn vặt quá nhiều, uống nhiều nước, không hút thuốc lá…
  • Khám nha khoa định kỳ 6 tháng một lần để kiểm tra răng miệng, phát hiện sớm những vấn đề răng miệng để có biện pháp xử lí kịp thời.

Quá trình hình thành sâu răng như thế nào đã được chúng tôi giải đáp qua những thông tin trên. Sâu răng không hề đơn giản như chúng ta thường nghĩ, nó gây ra những cơn đau nhức ê buốt một cách bất ngờ kéo dài hàng giờ để lại nhiều triệu chứng ảnh hưởng đến sức khỏe, răng miệng và làm giảm chất lượng cuộc sống. Vì thế các bạn hãy nhớ chăm sóc vệ sinh răng miệng đúng cách, bên cạnh đó hãy đến trung tâm Nha Khoa Tâm Sài gòn để được tư vấn, kiểm tra răng miệng, hướng dẫn chi tiết cách chăm sóc răng để có thể loại bỏ các bệnh lý về răng miệng.

Tham khảo: Chăm sóc răng miệng như thế nào cho đúng cách

Gọi: 097 595 6669 để đặt lịch và nhận tư vấn miễn phí

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (2 votes, average: 5.00 out of 5)
Loading...