Một số bệnh thường gặp về răng miệng ở trẻ em

“Chào bác sĩ, bé nhà tôi năm nay lên 4 tuổi, tuy nhiên răng của bé rất yếu hay bị nhiệt miệng. Tôi rất lo lắng bác sĩ có thể tư vấn giúp tôi các bệnh về răng miệng thường hay gặp ở trẻ em, để chăm sóc sức khỏe răng miệng tốt nhất cho trẻ ạ. Xin cảm ơn bác sĩ rất nhiều.”  Hãy cùng Nha Khoa Đà Lạt giải đáp câu hỏi đầy thú vị của chị nhé.

Bệnh răng miệng ở trẻ em

Bệnh răng miệng ở trẻ em

Răng miệng của trẻ rất nhạy cảm, hệ miễn dịch còn yếu vì thế nếu không chăm sóc răng miệng tốt thì rất dễ mắc bệnh hơn người lớn rất nhiều. Những bệnh lý này không những tác động xấu đến sức khỏe răng miệng, cấu hình khuôn mặt mà còn làm chậm phát âm, ảnh hưởng giọng nói của trẻ. Theo thống kê số trẻ em mắc các bệnh về răng miệng ngày càng gia tăng Việt Nam được xếp vào nhóm các các quốc gia có tỷ lệ trẻ em mắc bệnh răng miệng cao nhất thế giới. Với một số bệnh răng miệng thường gặp như:

1.      Bệnh nhiệt miệng (Viêm loét miệng)

Là những tổn thương diễn ra ở niêm mạc miệng và nướu răng khiến cho bé gặp trở ngại khó khăn khi ăn uống hàng ngày. Xuất hiện những vết lở loét trên niêm nạc hình bầu dục, hình màu trắng có viền đỏ hay trên lưỡi, thậm chí nổi hạch gây ê buốt trong miệng, hay khiến bé khó chịu, nóng sốt cao sinh ra quấy khóc chảy nhiều nước dãi, biếng ăn sụt cân. Loét miệng có thể xuất hiện ở nhiều vị trí đa dạng trong vòm họng, má, lưỡi gây đau đớn khó chịu.

Bệnh nhiệt miệng

Bệnh nhiệt miệng

Nguyên nhân:

  • Bệnh thường hay xuất hiện sau khi trẻ sốt cao bởi các bệnh toàn thân như: Thủy đậu, sởi, sốt sau khi mọc răng… Mệt mỏi hay căng thẳng, bệnh tay chân miệng, rối loạn đường ruột cũng là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh nhiệt miệng.
  • Các loại vi rút như Herpes Simplex dễ sản sinh và phát triển từ các vết loét trong răng miệng do bé vô tình cắn bên trong má hay mút tay theo thói quen, mút tay quá mạnh thậm chí nhai hay dùng lưỡi đẩy gây tổn thương niêm nạc.
  • Chế độ ăn uống chưa khoa học hay ăn các thực phẩm có tính axit, nhiều gia vị, đồ ăn nóng, thiếu dinh dưỡng vitamin nhóm B, Axit folic, chất khoáng kẽm, sắt, canxi… làm cho bệnh tái phát dễ dàng hơn.
  • Vệ sinh răng miệng kém, hệ miễn dịch suy giảm tạo điều kiện cho tổn thương phát triển.

Cách chữa trị:

  • Dùng thuốc giảm đau kết hợp bôi thuốc chữa viêm loét, có thể dùng đá lạnh chườm lên vết nhiệt để giảm đau giúp bé dễ chịu hơn, không nên mặc quần áo quá dày khi trẻ bị sốt.
  • Vệ sinh răng miệng sạch cho trẻ bằng bàn chải mềm, súc miệng bằng nước muối pha loãng hoặc nước ấm ít nhất 4 lần/1 ngày cho đến khi vết thương lành lại.
  • Cho trẻ uống nhiều nước để thanh lọc cơ thể, tình trạng mất nước sẽ khiến răng miệng trở nên nghiêm trọng hơn.

2.      Tưa miệng

Thường hay gặp ở trẻ dưới 2 tháng tuổi, tốc độ phá hủy nhanh hơn rất nhiều so với người lớn. Niêm nạc miệng nhạy cảm, môi trường Ph trong răng miệng còn thấp mang tính axit tạo điều kiện cho nấm Candida Albicans và vi rút kí sinh trong khoang miệng gặp điều kiện thuận lợi phát triển thành tác nhân gây bệnh.

Tưa miệng

Tưa miệng

Triệu chứng:

  • Xuất hiện các mảng bám màu trắng mịn như sữa trên niêm nạc răng, đôi khi cả trong vòm họng lan xuống thực quản có thể gây đau khi va chạm cọ sát.
  • Đau hoặc khó nuốt, trẻ quấy khóc có thể bỏ bú cũng có thể lây sang mẹ trong khi bú.

Cách chữa trị:

  • Bổ sung miễn dịch cho trẻ để phục hồi sự cân bằng vi khuẩn tự nhiên.
  • Dùng thuốc kháng nấm nhẹ Nystattinhay Glyxerin Borat để đánh sạch vi khuẩn.
  • Ở trẻ còn bú mẹ thì cần phải điều trị cho cả mẹ và bé để tránh lây nhiễm, rửa sạch bình bù rửa sạch đầu ti hàng ngày.

3.      Sâu răng (Sún răng)

Là một trong số những bệnh răng miệng phổ biến nhất ở trẻ em có đến 85% học sinh tiểu học bị sâu răng nhưng không được điều trị đúng cách. Sâu răng gây ra do các vi khuẩn có sẵn trong răng miệng sản sinh ra axit làm bong lớp men răng, từ đó xuất hiện những đốm lỗ sâu nhỏ li ti màu trắng ngà, nâu, đen trên bề mặt răng, phá hủy cấu trúc tủy răng và mạch máu.

Sâu răng ở trẻ

Sâu răng ở trẻ

Nguyên nhân gây sâu răng ở trẻ:

  • Ăn nhiều thực phẩm như: sữa, bánh kẹo, chocolate, ca cao, ngũ cốc, nước ngọt, nước có ga chứa đường hóa học… hàm lượng đường và tinh bột cao tăng độ bám dính trên răng miệng từ đó vi khuẩn sản sinh axit làm mòn men răng nhanh hơn.
  • Thói quen hay cho trẻ uống sữa hay nước trái cây trước khi ngủ mà quên chải răng làm tăng nguy cơ sâu răng vì trải qua thời gian ngủ kéo dài. Cộng với việc cha mẹ vẫn còn ít chú trọng đến vệ sinh răng miệng cho bé nên vi khuẩn dễ tấn công gây ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng của trẻ.
  • Chế độ dinh dưỡng không đủ chất, thiếu Canxi làm cho răng trở nên yếu đi, làm mòn lớp men răng kích thích sâu răng phát triển.

Cách chữa trị:

  • Cắt giảm lượng thực phẩm chứa nhiều đường hóa học, bổ sung thêm vitamin, chất đạm, chất béo, các loại chất khoáng (nhất là Canxi và Fluor…) chất xơ, uống nhiều nước lọc để loại bỏ các mảng bám còn sót trên răng và đường tiêu hóa.
  • Dạy cho trẻ hình thành thói quen chải răng với kem đánh răng chứa Fluor (lượng vừa đủ), quan sát giúp đỡ trẻ trong vệ sinh răng miệng sạch mỗi buổi sáng, sau khi ăn và trước khi đi ngủ, dùng thêm chỉ nha khoa làm sạch các mảng bám trên kẽ răng bảo vệ răng khỏi những vi khuẩn sâu răng
  • Đưa trẻ đến trung tâm nha khoa uy tín khám, bác sĩ sẽ kiểm tra và cho chỉ định cụ thể: Chấm một lượng nhỏ thuốc khử trùng lên trên bề mặt răng hạn chế sự hoạt động của vi khuẩn trên răng, hạn chế tối đa tình trạng nhổ răng trước khi răng tự lung lay thay răng vĩnh viễn.

4.      Viêm nướu răng ở trẻ em

Đa số trẻ em dưới 3 tuổi thường hay mắc bệnh viêm nướu răng, là tình trạng nướu chuyển dần sang màu đỏ thẩm, bé chảy nước dãi nhiều hơn nhất là trong khi ngủ. Thậm chí hình thành túi mủ giữa răng và nướu lâu dần chuyển sang giai đoạn của bệnh nha chu, nướu teo rút, ảnh hưởng lớn đến tình trạng sức khỏe. Có mảng bám vào cổ răng, nướu sưng đỏ căng bóng, trẻ sốt, quấy khóc, bỏ ăn do lợi đau viêm tấy, hơi thở có mùi, chạm vào dễ chảy máu.

Viêm nướu trẻ em

Viêm nướu trẻ em

Nguyên nhân mắc bệnh viêm nướu ở trẻ:

  • Vệ sinh răng miệng không tốt: Các mảng bám hình thành từ các mảnh vụn thức ăn còn sót lại trên răng và khe nướu tạo điều kiện cho vi khuẩn sản sinh nội tiết tố gây kích thích mô nướu.
  • Quá trình mọc răng gây ra nhiều khó chịu, vôi răng bám nhiều vào chân răng gây viêm nhiễm tổn thương viền nướu, tạo điều kiện cho các mảng bám vi khuẩn tấn công răng nướu. Nếu không điều trị kịp thời có thể gây viêm quanh thân răng hay áp xe quanh răng tấn công răng nướu dẫn đến viêm nha chu, phá hủy vĩnh viễn răng hàm của trẻ.
  • Một số ít do thói quen mút ngón tay quá mạnh gây ra tổn thương nướu, hay do chấn thương cơ học trong niêm nạc miệng, dinh dưỡng kém thiếu chất, miễn dịch yếu khi trẻ đang sốt cũng là một trong những nguyên nhân gây viêm nướu.

Cách chữa trị:

  • Tuyệt đối khi lợi đang viêm không dùng bột lá cây đắp lên vì rất dễ gây nhiễm trùng huyết. Đưa trẻ đến các bác sĩ nha khoa uy tín để điều trị lấy sạch cao răng, dùng thuốc kháng sinh chống nhiễm trùng và hướng dẫn chăm sóc đúng cách.
  • Vệ sinh răng miệng cho trẻ bằng bàn chải răng mềm.
  • Thiết lập một chế độ dinh dưỡng phù hợp cho trẻ, hạn chế các thực phẩm có lượng đường và tính axit cao. Cho bé ăn nhiều rau xanh và trái cây tươi, uống nhiều nước thanh lọc hạn chế tổn thương nướu răng.

5.      Ngoài ra còn một số bệnh ít phổ biến hơn như:

  • Răng mọc lệch lạc (chen chúc) kéo dài đến khi đã thay hoàn toàn răng vĩnh viễn, thì cần tiến hành niềng răng chỉnh nha can thiệp nha khoa để răng mọc đúng vị trí thẳng hàng ngay ngắn. Vì thế tốt nhất là quan tâm từ lúc những chiếc răng sữa mọc định hướng cho răng vĩnh viễn.

    Răng mọc chen chúc

    Răng mọc chen chúc

  • Viêm nha chu ở trẻ: Giai đoạn tiến triển sau khi viêm nướu răng, mô nha chu xung quanh răng bị phá hủy dần bắt đầu từ lợi sẽ sưng đỏ nhiễm trùng làm cho nướu không còn tính bám dính tụt ra khỏi răng, các ổ xương răng bị tiêu hủy dần. Do đó cha mẹ nên phòng ngừa không để viêm nướu lâu ngày chuyển sang tình trạng nặng hơn, khi đã mắc bệnh viêm nha chu cần tích cực điều trị tại bác sĩ nha khoa.

Hi vọng bài viết trên sẽ giúp các bậc phụ huynh có thêm kiến thức phòng ngừa và chăm sóc tốt cho răng của bé yêu nhà mình. Nếu có bất kì thắc mắc nào cần được tư vấn hãy liên hệ với trung tâm Nha Khoa Đà Lạt để được hướng dẫn rõ hơn.

Tham khảo: Các mẹo dụ bé đánh răng

Gọi: 097 595 6669 để đặt lịch và nhận tư vấn miễn phí

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (2 votes, average: 5.00 out of 5)
Loading...