Hậu quả của việc mất răng lâu ngày như thế nào?

Mỗi bộ phận trên cơ thể sinh ra đều đảm nhiệm những vai trò khác nhau, hàm răng cũng vậy, sự tồn tại của mỗi chiếc răng đều mang ý nghĩ riêng của nó, việc mất răng lâu ngày để lại hậu quả nghiêm trọng đến sức khỏe răng miệng cũng như sức khỏe toàn thân, vậy hậu quả ấy là gì? Hôm nay, Nha Khoa Đà Lạt sẽ giúp các bạn làm rõ những hậu quả từ việc mất răng lâu ngày gây ra:

Hậu quả của mất răng

Hậu quả của mất răng

Cấu tạo và chức năng của răng.

  • Cấu tạo răng phân làm 4 loại:
    • Răng cửa (8 chiếc): Có nhiệm vụ cắn và xé thức ăn thành những miếng nhỏ.
    • Răng nanh (4 chiếc): Dùng để kẹp và xé thức ăn.
    • Răng hàm nhỏ (8 chiếc): Để xé và nghiền nát thức ăn.
    • Răng hàm lớn (12 chiếc): Nhiệm vụ chính là nhai và nghiền nát thức ăn trước khi vào dạ dày.

      Cấu tạo hàm răng

      Cấu tạo hàm răng

  • Răng kết hợp với khoang miệng giúp âm thanh phát ra tròn và rõ tiếng.
  • Do tai nạn, chấn thương, bệnh lý răng miệng hay những nguyên nhân khác khiến răng vĩnh viễn của bạn bị mất đi, bạn biết rằng khi răng vĩnh viễn mất sẽ không bao giờ mọc lại được, và nếu không phục hồi nhanh chóng làm cho tình trạng kéo dài lâu ngày sẽ gây ra hậu quả vô cùng nghiêm trọng.

Hậu quả của việc mất răng lâu ngày.

Ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng:

  1. Sai khớp cắn và xô lệch răng:

Các răng xung quanh khoảng trống mất răng sẽ bị xô lệch, các răng có thể di lệch gây thưa răng, mất đi độ vững chắc, các răng hàm dưới có xu hướng trồi lên, các răng hàm trên lại có xu hướng thòng xuống gây thu hẹp vùng mất răng, làm sai khớp cắn và khó khăn trong công tác phục hồi.

Răng bị xô lệch

Răng bị xô lệch

Gây ảnh hưởng đến các răng phía đối diện của răng bị gãy, dễ lắng đọng các chất gây mảng bám, làm mất đi sự nâng đỡ, cân đối giữa các răng, ảnh hưởng đến vấn đề ăn nhai, lực nhai giảm mạnh gây đau khớp thái dương hàm.

  1. Mất tính thẩm mỹ:

Răng mất đi, những khoảng trống trên răng, vùng má tại nơi bị mất răng hóp lại, thậm chí các răng còn lại có xu hướng xê dịch, xiêu vẹo, hàm răng trở nên lộn xộn làm ảnh hưởng trầm trọng đến tính thẩm mỹ của hàm răng, dẫn đến ngại giao tiếp, ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày.

  1. Tiêu xương ổ răng và xương hàm:

Khi mất răng, cấu trúc răng miệng trở nên lỏng lẻo hơn, xương ổ răng và xương hàm có dấu hiệu tiêu biến đi, gây tụt nướu ở vị trí mất răng, thời gian mất răng càng lâu, sự tiêu xương càng trầm trọng, điều này gây trở ngại cho quá trình phục hồi răng.

Tiêu xương hàm

Tiêu xương hàm

Khi răng xê dịch tạo những khoảng trống, tạo điều kiện cho mảng bám, thức ăn dính vào gây viêm nướu, sâu răng.

  1. Lão hóa sớm:

Quá trình tiêu xương hàm diễn ra nhanh chóng nếu tình trạng mất răng diễn ra nhiều ngày, các cơ môi má không bù đắp được do sự mất nâng đỡ của răng gây hóp má và xuất hiện nhiều nếp nhăn như ở người lớn tuổi.

  1. Phát âm không chuẩn:

Mất răng cửa gây ra tình trạng nói ngọng, các âm gió cũng sẽ bị ảnh hưởng hoặc những âm phát ra nhờ vào sự tác động của lưỡi và răng.

Ảnh hưởng đến sức khỏe toàn thân:

Ảnh hưởng đến việc tiêu hóa thức ăn, chức năng nhai nghiền suy giảm, gây ảnh hưởng: dạ dày, gan, mật, …

Hô hấp bị thay đổi do lưỡi nâng lên, tình trạng viêm, đau răng gây ảnh hưởng khớp thái dương hàm và liên quan đến các bệnh lý tim mạch, huyết áp, loãng xương…

Phương pháp tối ưu nhất khi bị mất răng lâu ngày:

Phương pháp đạt hiệu quả vượt trội và tránh những ảnh hưởng không mong muốn về sau là cấy ghép Implant. Tính ưu việt của phương pháp:

  • Chỉ tác động vào vùng răng bị mất mà không hề ảnh hưởng đến những vùng xung quanh.
  • Cấu hình răng giống hệt răng thật mang lại tính thẩm mỹ cao, đảm bảo lực ăn nhai hoàn hảo, răng có độ chắc bền, hạn chế việc tiêu xương hàm, cải thiện vấn đề phát âm cũng như giúp bệnh nhân tự tin trong giao tiếp.

Hậu quả của việc mất răng lâu ngày quả thật ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe, vì vậy các bạn nên nhanh chóng đến nha khoa để được phục hồi răng càng sớm càng tốt. Nha Khoa Đà Lạt cung cấp rất nhiều dịch vụ chăm sóc răng, nếu muốn tìm hiểu thêm thông tin, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được giải đáp thắc mắc một cách nhanh chóng nhất nhé!

Xem tiếp: Trồng răng sứ cho người mất răng như thế nào

Gọi: 097 595 6669 để đặt lịch và nhận tư vấn miễn phí

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (2 votes, average: 5.00 out of 5)
Loading...