Miếng trám răng tồn tại được bao lâu?

Nhiều khách hàng bị sâu răng quyết định đi trám răng nhưng vẫn còn lo ngại không biết trám răng tồn tại được bao lâu. Điều đó cũng là hiển nhiên, khi lựa chọn bất kỳ dịch vụ nha khoa nào thì việc xem xét tuổi thọ của nó cũng là một vấn đề đáng quan tâm. Vậy “Miếng trám răng tồn tại được bao lâu?” hãy cùng nha khoa Đà Lạt giải đáp câu hỏi đó qua bài viết dưới đây nhé.

Miếng trám răng

Miếng trám răng

Ngày nay sâu răng là một trong những bệnh lý răng miệng phổ biến nhất chiếm trên 80%, xuất hiện ở mọi lứa tuổi. Trám răng được xem là giải pháp được lựa chọn hàng đầu để khắc phục tình trạng răng sâu, viêm tủy, răng sức mẻ, răng hở kẽ, răng bị mòn, hay răng nhiễm fluor nhẹ có vài đốt trắng trên răng khiến màu răng không đồng nhất… đem lại kết quả tối ưu.

Miếng trám răng là một lớp có màu giống men răng phủ lên bề mặt răng được làm từ vật liệu nhân tạo đa dạng như: Bằng amalgam (trám bạc), bằng vàng, kim loại quý, bằng xi măng sứ Inlay – Olay, bằng composite… Lắp đầy khoảng trống trên bề mặt răng và khôi phục hình dáng, chức năng ăn và nhai như mong muốn. Không còn phải gặp khó khăn trong sinh hoạt, chuẩn khớp cắn, đồng thời ngăn chặn sự xâm nhập của vi khuẩn phá hủy men răng.

Miếng trám răng tồn tại được bao lâu?

Theo nhận định của các chuyên khoa: Chất lượng màu sắc của miếng trám răng sẽ duy trì màu ổn định khoảng 2-5 năm sau đó sẽ dần bị đổi màu sậm hơn. Còn về tuổi thọ của miếng trám răng thông thường là khoảng 4-5 năm, một số loại có thể lên đến 20 năm mà vẫn không bong vỡ hay biến dạng. Nhưng cũng còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố: Loại vật liệu trám răng được sử dụng, vị trí trám răng, kỹ thuật tay nghề thực hiện của bác sĩ, cách chăm sóc và bảo vệ răng sau khi trám, tình trạng răng miệng của người sử dụng.

Thời gian tồn tại miếng trám răng

Thời gian tồn tại miếng trám răng

  • Vật liệu trám răng: là một trong những yếu tố hàng đầu quyết định miếng trám răng sử dụng được bao lâu. Vật liệu ngày càng đa dạng với chất lượng, giá thành và độ bền cũng khác nhau từ: amalgam (trám bạc), kim loại quý, composite… được đánh giá có độ bền cao, chịu lực nhai tốt có thể duy trì đến hàng chục năm (10-15 năm đối với trám bạc amalgam). Composite có tuổi thọ cao và khả năng chịu lực lớn tương đương với lực chịu đựng của răng tự nhiên.
  • Vị trí trám răng: là một yếu tố mà khá ít người biết đến, nếu trám răng ở những vị trí ăn nhai như răng hàm tiết diện lớn thường xuyên tiếp xúc đảm nhận chức năng cắn xé nhai thức ăn. Hay răng cửa phần tiếp xúc giữa miếng trám và răng ít, nền nâng đỡ hẹp dễ bị bong miếng trám nếu sử dụng lực cắn mạnh.
  • Máy móc kỹ thuật tay nghề của bác sĩ: Để duy trì tuổi thọ của miếng trám lâu dài thì công nghệ thực hiện, bác sĩ tay nghề cao, am hiểu sâu về kỹ thuật trám đóng vai trò hết sức quan trọng. Miếng trám vừa mang tính thẩm mỹ vừa tạo được liên kết bền vững chắc chắn giữa vật liệu trám với bề mặt mô răng sinh lý. Chân bám cứng chắc, miếng trám sẽ được mài giũa cẩn thận có độ tương khít trên răng cao, hạn chế xâm lấn răng thật và tủy răng. Vì thế khả năng bám dính của vật liệu tăng cao, ngăn ngừa được tình trạng ê buốt sau trám bền chắc dài lâu. Cách pha màu vật liệu trám làm sao để giống hệt màu răng thật đảm bảo hình dáng răng được phục hồi đẹp tự nhiên. Khi máy móc kém hiện đại, tay nghề bác sĩ yếu, không nạo sạch sâu răng hay trám không vừa khít xảy ra tình trạng khoang rỗng gây ê buốt, đau nhức răng, miếng trám rất dễ bong ra.
  • Cách chăm sóc và bảo vệ răng sau khi trám: Miếng trám răng dùng trong bao lâu phụ thuộc vào cách chăm sóc răng hợp lý cùng với chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi khoa học sẽ giúp cho miếng trám duy trì được lâu hơn.
    Bạn cần chủ động kiểm soát chất lượng của miếng trám bằng cách: 2 giờ sau khi trám không nên ăn uống để vật liệu trám phải đông đặc và khô cứng hoàn toàn; hạn chế các thực phẩm quá cứng, quá dai, quá nóng hay quá lạnh ảnh hưởng đến răng nướu; chấn thương va đập mạnh gây tổn thương dễ làm bong sứt chất trám. Đặc biệt phải vệ sinh răng miệng thường xuyên dùng bàn chải răng mềm, chải răng đúng cách kết hợp dùng chỉ nha khoa và nước súc miệng để loại bỏ các mảng bám trên răng.
  • Tình trạng răng miệng: Cũng là một yếu tố ảnh hưởng đến tuổi thọ của miếng trám. Răng trám ít bị hư tổn thì độ bền của miếng trám sẽ duy trì được lâu hơn so với trường hợp răng trám bị tổn thương.

Trám răng với chi phí thấp, thời gian tiến hành nhanh tiện dụng, có tuổi thọ cao nếu như chọn vật liệu phù hợp, trung tâm nha khoa uy tín, cũng như cách chăm sóc bảo vệ răng sau trám một cách khoa học. Khám răng định kỳ 6 tháng 1 lần để kiểm tra lại mảng trám răng, tình trạng răng miệng phòng ngừa các bệnh lý. Với những thông tin hữu ích trên thì bạn có thể hoàn toàn có thể đặt sự tin tưởng vào phương pháp trám răng là hữu ích. Nha Khoa Đà Lạt trung tâm chăm sóc nha khoa hàng đầu tại Đà Lạt – đội ngũ nhân viên chúng tôi luôn sẵn sàng chào đón các bạn.

Tham khảo: Tại sao sâu răng phải trám răng

Gọi: 097 595 6669 để đặt lịch và nhận tư vấn miễn phí

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5.00 out of 5)
Loading...