Tại sao sâu răng lại phải trám răng?

Nhiều bạn đọc đã gửi câu hỏi đến nha khoa Đà Lạt về bệnh sâu răng. Trong đó có một câu hỏi khá thú vị của bạn N.T.H là: “Tại sao sâu răng lại phải trám răng?” hãy cùng nha khoa Đà Lạt giải đáp câu hỏi đó qua bài viết dưới đây nhé.

Trám răng sâu để làm gì

Trám răng sâu để làm gì

Tỉ lệ người mắc bệnh sâu răng hiện nay

Sâu răng là một trong những bệnh lý về răng miệng phổ biến nhất, xuất hiện ở mọi lứa tuổi với tỷ lệ mắc bệnh là 85% ở 6-8 tuổi, 9-11 tuổi là 56,3 %, 75% ở độ tuổi 18-34 và 90% ở độ tuổi từ 45 trở lên. Đặc biệt khu vực Tây Nguyên là nơi có tỉ lệ sâu răng cao nhất trong đó lứa tuổi 18-34 chiếm đến 98%. Một con số đáng báo động, vì tính phổ biến của nó mà một số lại xem thường bỏ qua không hề biết nếu không điều trị kéo dài càng phá hủy nặng nề gây ra mất răng.

Tại sao sâu răng lại phải trám răng?

  • Sâu răng một quá trình diễn ra từ từ phát triển từ lớp nông đến lớp sâu, xâm nhập từ men răng đến ngà răng ảnh hưởng đến dây thần kinh tấn công tủy răng. Ban đầu xuất hiện các lỗ nhỏ màu đen ở kẽ răng vi khuẩn sẽ tiết axit ăn mòn lỗ sâu ngày một sâu hơn phần đáy bong mềm hóa ăn vào lớp bên trong chạm tới tủy răng phá hủy dần hết cấu trúc của răng. Làm thay đổi sự cân bằng của quá trình kháng hóa răng và khử khoáng hóa răng.

    Tiến trình sâu răng

    Tiến trình sâu răng

  • Nguyên nhân chủ yếu là do vệ sinh răng miệng không kỹ, ngày đánh răng một lần vào buổi sáng, sau khi ăn hay trước khi ngủ không chải răng các mảnh vụn thức ăn sót lại tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi. Bên cạnh đó thói quen ăn uống những thực phẩm có đường hay tinh bột nhiều hình thành các mảng bám, ngày càng dày lên tạo thành vôi răng. Hay răng thiếu dưỡng chất Canxi làm cho răng trở nên yếu nhạy cảm, dễ bị tổn thương bởi các tác nhân, sự tấn công của vi khuẩn lỗ sâu răng dễ dàng hình thành.
  • Gây ra các triệu chứng ê buốt khi ăn thức ăn đồ uống nóng lạnh, sưng tấy, đau nhức thường xuất hiện vào ban đêm ảnh hưởng đến giấc ngủ, khó ăn nhai, chảy máu răng, nhiễm trùng, áp xe sưng mủ, viêm quanh răng, hoại tử tủy, vỡ chân răng thậm chí gây mất răng. Ngoài ra răng sâu còn dẫn đến hôi miệng mặc dù vệ sinh răng thường xuyên nhưng thức ăn mắc trong lỗ sâu không lấy ra được sẽ phân hủy thành Sulphua có mùi. Những lỗ sâu này ẩn dưới răng khó phát hiện để lâu ngày tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn Lactobacillus, Actinomyes sinh sôi gây ra các bệnh lý về răng miệng.

Cho nên khi bị sâu răng thì nên đến trung tâm nha khoa uy tín để hỗ trợ điều trị sâu răng là việc cần thiết để bảo vệ các mô răng còn chắc khỏe.

Trám răng sâu là phương pháp dùng các vật liệu trám nhân tạo lấp đầy vùng tổn thương, khôi phục lại hình dáng ban đầu, thay thế mô răng bị bệnh nhằm ngăn không cho vi khuẩn, các tác nhân không thể tấn công hủy hoại răng. Khôi phục lại hình dáng thẩm mỹ cũng như chức năng nhai cho răng như ban đầu, duy trì bảo tồn răng thật nếu còn tủy răng, tránh sâu răng tái phát lại.

Các kỹ thuật trám răng

Để khắc phục tình trạng sâu răng trước hết cần nạo bỏ sạch các mô răng sâu sau đó phục hình răng để bảo vệ duy trì hình thể, chức năng của răng. Trám trực tiếp lên vùng mô răng bị mất, sau đó chiếu đèn để miếng trám bám dính vào răng. Hiện nay có 2 kỹ thuật trám khá thông dụng là trám bít hố rãnh thông thường và trám thẩm mỹ.

  • Trám thông thường hay còn gọi là trám bít hố rãnh là trường hợp đơn giản nhất khi mà răng có nguy cơ bị sâu nhưng vẫn chưa hình lỗ sâu chỉ dùng để bít các rãnh trên mặt nhai mà không trám được giữa 2 kẽ răng. Vì thế thường áp dụng cho các răng sau trong cùng khó thấy vì tính thẩm mỹ không cao bằng trám răng thẩm mỹ. Bảo vệ răng khỏi tác động của vi khuẩn gây mòn men răng, đảm bảo chức năng ăn nhai cho bệnh nhân hiệu quả lên đến 80%.

    Trám răng là gì

    Trám răng thông thường

  • Trám thẩm mỹ: Là một dạng trám thông thường nhưng mang tính thẩm mỹ cao hơn, với nhiều vật liệu trám đa dạng có thể là: amalgam (trám bạc), vàng, kim loại quý, xi măng, Inlay – Olay, composite… tùy theo sự lựa chọn của người sử dụng. Tính thẩm mỹ cao, có màu trắng ngà giống như răng thật giúp bạn có một hàm răng đều đẹp, tự nhiên nhất, che lấp được các khuyết điểm của men răng như răng bị rỗ, bị đổi màu, không gây độc hại cho cơ thể an toàn. Độ bền cao, thời gian sử dụng có thể kéo dài tới 6-10 năm nếu được chăm sóc và giữ gìn đúng cách. Có thể phục hồi cho răng ở vị trí dễ nhìn thấy như răng cửa, răng kế răng cửa, răng nanh hoặc một loạt các răng đứng cạnh nhau.

    Kết quả trám răng thẩm mỹ

    Kết quả trám răng thẩm mỹ

Bài viết trên đã trả lời “tại sao sâu răng lại phải trám răng?”. Nếu bạn đang có thắc mắc về vấn đề răng miệng hãy liên hệ với nha khoa Đà Lạt để được tư vấn chi tiết.

Tham khảo: Vì sao sau khi trám răng bị ê buốt

Gọi: 097 595 6669 để đặt lịch và nhận tư vấn miễn phí

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5.00 out of 5)
Loading...