Mút ngón tay có thể làm lệch lạc răng của bé

“Con mình năm nay lên 3 tuổi hay có thói quen mút tay, mình có tìm hiểu thì thấy rằng mút tay có thể làm lệch lạc răng của bé. Điều đó có đúng hay không và cách giảm thói quen đó là như thế nào? Rất mong được nha khoa Đà Lạt tư vấn rõ hơn ạ.

Mút ngón tay

Mút ngón tay

Cảm ơn chị đã gửi câu hỏi đến nha khoa, hãy cùng giải đáp vấn đề đó qua những thông tin dưới đây nhé.

Có rất nhiều thói quen xấu hằng ngày ảnh hưởng đến sự phát triển răng miệng của trẻ nhưng không phải phụ huynh nào cũng cũng biết như: Ngậm thức ăn lâu trong khi ăn, ngậm núm vú giả kéo dài, tật đẩy lưỡi và mút môi, chống cằm, cắn bất cứ đồ vật, nghiến răng… đặc biệt thói quen mút ngón tay được xem là hay gặp nhất ở trẻ.

Vậy tại sao bé lại mút ngón tay

  • “Mút ngón tay” là một thói quen bình thường ở trẻ xuất hiện khi còn nằm trong bào thai ở tuần thứ 15 và thường chấm dứt ở tuổi thứ 4. Tuy nhiên một số trẻ vẫn tiếp tục duy trì thói quen này trong thời gian dài làm cho hàm răng bị lệch lạc bắt buộc phải can thiệp kỹ thuật nha khoa để có lại hàm răng cân đối đều đẹp.
  • Trong giai đoạn sơ sinh “mút tay” được xem là một trong những biểu hiện chứng tỏ bé đang đói cần được bú sữa. Theo thống kê có đến hơn 90% trẻ nhỏ đói sẽ mút tay và dần hình thành thói quen ngay từ nhỏ.
  • Trong quá trình tìm hiểu nhận biết thế giới xung quanh, xuất hiện phản xạ cằm nắm, tìm mồi đầu tiên, trẻ bắt đầu nhận biết định hướng xung quanh thông qua nghe nhìn, rồi cho vào miệng những thứ mà trẻ cầm được. Đưa một ngón hoặc nhiều ngón vào miệng mút nhịp nhàng lặp đi lặp lại trong thời gian kéo dài.
  • Bắt đầu lớn hơn trẻ mút tay cảm thấy thoải mái dễ chịu hơn tạo cảm giác an toàn, giảm lo lắng, mệt mỏi, khó chịu, căng thẳng, dễ đi vào giấc ngủ hơn.
  • “Mút ngón tay” ở trẻ lớn ở trạng thái vô thức có thể do rối loạn tâm thần hay đơn giản là duy trì thói quen thời thơ ấu khó bỏ.

Mút ngón tay có thể làm lệch lạc răng của bé đúng hay không?

Các bậc cha mẹ cũng đừng quá lo lắng, thực chất thói quen mút tay nếu chấm dứt trước khi những chiếc răng sữa đầu tiên rụng thay thế bằng răng vĩnh viễn sẽ không gây bất kỳ ảnh hưởng nào đến răng hàm. Tuy nhiên nếu thói quen này kéo dài suốt thời kì mọc răng vĩnh viễn sẽ gây ảnh hưởng đến việc mọc răng và trật tự sắp xếp răng trên cung hàm.

Mút tay gây hô răng

Mút tay gây hô răng

  • Khiến cho xương hàm bất thường, tùy thuộc vào độ mạnh tần suất, thời gian và vị trí đặt ngón tay, điểm tựa trên răng hay trên ổ cối cũng như cách mút tay mà sự bất thường răng ở các trẻ là khác nhau. Theo nghiên cứu cho thấy nếu trung bình mỗi ngày mút tay từ 4-6 giờ sẽ gây ra lực gây chuyển dịch răng dẫn đến rối loạn răng mọc lệch lạc với xu hướng răng đưa ra trước theo hướng của ngón tay, hàm bị đẩy ra ngoài dẫn đến răng hô khá cao.
  • Lực tác động lên mặt trong mặt ngoài ở hai hàm trên dưới làm các răng di chuyển, khi mút tay má hóp lại làm cho răng hàm trên mọc chìa ra nghiêng về phía môi gây thưa răng, trong khi răng hàm dưới nghiêng về phía lưỡi, hai hàm trên và dưới không khớp nhau do cản trở ở vị trí đặt ngón tay ngay răng cửa, răng cửa có thể bị lún sâu thấp hơn các răng khác cạnh bên.
  • Hai hàm không đều, hàm trên hẹp khi cắn tạo lực ép lên hàm, mất cân bằng giữa hệ thống miệng và lưỡi, lưỡi bị đẩy xuống không thể chạm vào miệng nằm phía sau của răng cửa khi nuốt làm tăng cắn chìa, cắn hở.
  • Động tác mút quá mạnh, liên tục thậm chí nhai hay dùng lưỡi đẩy có thể gây ra tổn thương niêm nạc miệng và đầu ngón tay gây biến dạng xương, ngón tay có hình dạng bất thường, nếu tay trẻ mút quá sâu có thể dẫn đến nôn sau khi ăn. Kèm theo ảnh hưởng đến khả năng phát âm nói ngọng.
  • Ngậm mút tay chưa rửa sạch là con đường giúp các vi khuẩn xâm nhập cơ thể trẻ dễ dàng và nhanh nhất dễ mắc các bệnh giun sán, tay chân miệng, các bệnh về đường tiêu hóa…

Phương pháp điều trị

  • Nói chuyện nhẹ nhàng, giải thích cho bé biết tác dụng không tốt của việc mút ngón tay ảnh hưởng đến răng miệng, khuôn mặt và cả sức khỏe cơ thể thông qua hình ảnh minh họa.
  • Có sự đồng ý của trẻ mới tiến hành thoa chất có mùi, dùng băng keo không thấm nước, bao tay hoặc dùng vải quấn vào ngón tay trẻ hay mút làm giảm hứng thú mút tay. Hướng cho trẻ tham gia vào các hoạt động trò chơi bổ ích dùng đến hai tay để quên đi thói quen, quan sát, động viên và khích lệ trẻ những lúc trẻ không mút tay.
  • Nếu tình trạng nặng hơn bắt buộc phải can thiệp bằng nha khoa, tùy theo tuổi cũng như mức độ khuyết điểm của xương hàm mà lựa chọn phương pháp phù hợp như: Niềng răng hay với các khí cụ dễ tháo lắp tác dụng chỉnh răng, miệng kín trẻ không mút tay được vì thế trẻ không có cảm giác thoải mái càng mong muốn bỏ mút tay.
  • Ở trẻ lớn nếu những cố gắng trên không giúp được trẻ hãy đưa trẻ đến khám tại các chuyên khoa tâm lý trẻ em.
myobrace

Đeo myobrace để chỉnh nha cho trẻ

Thói quen “mút ngón tay” tưởng chừng như vô hại nhưng nếu kéo dài thì sẽ để lại những hậu quả xấu về răng miệng, thẩm mỹ, sức khỏe cơ thể. Bài viết trên đã cung cấp những thông tin cơ bản về thói quen “mút ngón tay” ở trẻ, hi vọng sẽ giúp các bậc phụ huynh trong vấn đề chăm sóc răng miệng cho bé yêu nhà mình. Liên hệ với nha khoa Đà Lạt – trung tâm nha khoa hàng đầu Đà Lạt nếu bạn có bất kì thắc mắc nào cần được tư vấn.

Xem thêm: Những thói quen xấu gây hại đến răng của bé

Gọi: 097 595 6669 để đặt lịch và nhận tư vấn miễn phí

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5.00 out of 5)
Loading...