Những thói quen xấu gây hại đến răng của bé

“Là một bậc phụ huynh hiện tại đang có cháu nhỏ đang trong thời kì mọc răng sữa, tôi rất quan tâm đến việc chăm sóc răng miệng của cháu để có một hàm răng khỏe đẹp.. Tôi có đọc một số thông tin trên mạng cho thấy: “một số thói quen của trẻ sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển răng miệng”. Nha khoa Đà Lạt có thể cho tôi biết rõ hơn về những thói quen xấu nào sẽ gây hại đến răng của trẻ để tôi biết cách phòng ngừa hạn chế. Xin cảm ơn.”

Tật xấu ảnh hưởng đến răng miệng của trẻ

Tật xấu ảnh hưởng đến răng miệng của trẻ

Nha khoa Đà Lạt cảm ơn câu hỏi rất hay của chị. Để giúp bé có một hàm răng chắc khỏe, ngoài việc chăm sóc sức khỏe răng miệng, còn phải chú ý đến những thói quen xấu của trẻ mà ít bậc phụ huynh biết đến.

Trẻ bắt đầu mọc răng trong khoảng 6 tháng tuổi với sự nhú lên của răng cửa dưới sau đó các răng cạnh bên dần mọc lên. Trẻ có đầy đủ 20 chiếc răng sữa vào khoảng 30 tháng tuổi, đến khoảng 6 tuổi các răng sữa dần lung lay và thay vào đó là các răng vĩnh viễn hoàn tất quá trình này khi 12 tuổi. Khi trẻ mọc răng những thói quen xấu tưởng chừng như vô hại, nhưng ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe răng miệng, tạo hình khuôn mặt và cả tính thẩm mỹ sau này.

Trình tự mọc răng của trẻ

Trình tự mọc răng của trẻ

Thói quen là một hành động được lặp đi lặp lại nhiều lần được xem là bản chất thứ hai của con người, ban đầu thực hiện một cách có ý thức sau đó làm một cách vô thức. Dựa vào lợi ích và tác hại thói quen mang lại chia làm thói quen tốt và thói quen xấu, việc thay đổi thói quen là rất khó khăn. Các bậc cha mẹ nên hình thành cho trẻ thói quen tốt đánh răng thường xuyên đồng thời cũng loại bỏ những thói quen xấu gây tổn hại đến răng miệng. Những thói quen xấu có thể chỉ gây ra những xáo trộn nhỏ trong sự sắp xếp của răng, khớp cắn nhưng nặng hơn có thể dẫn đến biến dạng xương, sự phát triển không bình thường hàm mặt. Dưới đây là một thói quen xấu gây hại đến răng của trẻ:

Thói quen ăn vặt, chế độ ăn không hợp lí:

Các thức ăn vặt như: Bánh kẹo, nước ngọt, bim bim, các thực phẩm chế biến sẵn… làm trẻ rất thích thú và rất dễ hình thành các mảng bám trên răng tạo điều kiện trú ngụ cho vi khuẩn sinh sôi phát triển. Đặc biệt thói quen ăn uống trước khi ngủ như uống sữa, nước trái cây mà quên không chải răng dễ làm tăng nguy cơ sâu răng vì thời gian ngủ kéo dài lượng đường sẽ tăng kích thích hoạt động của vi khuẩn. Đây là tác nhân khiến trẻ dễ sâu răng nhất, vì thế cha mẹ nên hạn chế cho trẻ ăn vặt đặc biệt là trước khi đi ngủ. Răng sữa của trẻ vô cùng nhạy cảm với sự thay đổi nhiệt độ việc kết hợp xen kẽ thức ăn quá nóng và quá lạnh thường xuyên sẽ dẫn đến các bệnh lý răng miệng như viêm nướu, viêm tủy răng…

Sâu răng ở trẻ

Sâu răng ở trẻ

Thói quen ngậm thức ăn trong khi ăn:

Để tiêu hóa thức ăn, tuyến nước bọt sẽ tiết ra enzym chuyển hóa thức ăn thành đường. Vì thế khi ngậm thức ăn lâu lượng đường chuyển hóa sẽ bám chặt vào chân răng, gây sâu răng, viêm nhiễm. Đồng thời men tiêu hóa không đủ để hấp thu thức ăn cũng làm cho trẻ biếng ăn dẫn đến suy dinh dưỡng.

Ngậm núm vú giả kéo dài:

Trên 2 tuổi mà trẻ vẫn còn ngậm núm vú giả sẽ tăng nguy cơ hô hàm trên, các răng cửa sẽ có xu hướng nghiêng ra trước gây bất thường về cơ mặt và cung hàm. Do đó khi trẻ được 1 tuổi các mẹ nên tiến hành cai ti giả để phòng ngừa ảnh hưởng đến sự phát triển của răng miệng.

Thói quen mút ngón tay:

Trẻ mút ngón tay

Trẻ mút ngón tay

Thường hay gặp ở khá nhiều trẻ vì nó tạo cảm giác an toàn thoải mái cho trẻ, thói quen mút ngón tay kéo dài khiến cho xương hàm bất thường, dẫn đến rối loạn răng mọc lệch lạc với xu hướng răng đưa ra trước theo hướng của ngón tay dẫn đến răng hô khá cao. Khi mút tay má hóp lại làm cho răng hàm trên mọc chìa ra nghiêng về phía môi, trong khi răng hàm dưới nghiêng về phía lưỡi làm cho hai hàm trên và dưới không khớp nhau khi cắn tạo lực ép lên hàm, kèm theo ảnh hưởng đến khả năng phát âm nói ngọng. Mút tay còn là con đường giúp các vi khuẩn xâm nhập cơ thể trẻ dễ dàng và nhanh nhất dễ mắc các bệnh giun sán… Vì thế các bậc phụ huynh quan sát ngăn ngừa việc mút tay ngay từ đầu không để hình thành thói quen vì nó rất khó bỏ.

Tật đẩy lưỡi và mút môi, chống cằm:

Tác hại của việc đẩy lưỡi

Tác hại của việc đẩy lưỡi

Bình thường lưỡi luôn thụt về phía sau nằm trong hàm, trong quá trình mọc răng trẻ sẽ cảm thấy ngứa lợi khó chịu hay đưa lưỡi ra trước đẩy răng, chêm lưỡi giữa các răng tạo khoảng trống giữa hàm và miệng. Thói quen này sẽ khiến răng mọc không đúng vị trí, mọc không đều, sai khớp cắn dẫn đến chức năng nhai không tốt ảnh hưởng tới việc ăn uống tiêu hóa, khó phát âm, chậm biết nói.

Mút môi là tật giữ môi liên tục thường hay kết hợp với các tật khác, mút môi trên hay dưới đều dễ gây hô, mất thẩm mỹ răng miệng.

Tật chống cằm làm cho xương hàm dưới phát triển không đều gây bất đối xứng trên khuôn mặt.

Thở bằng miệng

Một số trẻ mắc bệnh viêm mũi, dị ứng mũi nên thở bằng mũi khó khăn dần hình thành thói quen thở bằng miệng nhất là khi ngủ. Cách thở này sẽ làm khô niêm mạc miệng, hơi thở có mùi, hàm răng phát triển về phía trước, gây xáo trộn sinh lý thở bằng mũi thông thường. Kéo dài gây nhiều ảnh hưởng tiêu cực: Dễ gây sâu răng, hai môi khó khép kín, viêm nướu, nhiễm khuẩn đường hô hấp. Việc điều trị rất khó vì thế cha mẹ nên chú ý để phát hiện ngăn chặn kịp thời.

Cắn bất cứ đồ vật nào, nghiến răng

Những thói quen xấu như cắn móng tay, cắn các vật cứng, nghiến răng làm cho răng bị mòn dễ rạn nứt, răng cửa cắn không khít mất tính thẩm mỹ, lâu ngày làm khớp thái dương mỏi. Ngoài ra nó còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, nếu cắn các vật nhọn sẽ gây ra tổn thương các mô mềm răng miệng, nhiễm trùng xương hàm, gây chết tủy răng, đổi màu răng do chấn thương, chưa kể móng tay hay các đồ vật không sạch sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể.

Nghiến răng khi ngủ là một thói quen không tự chủ của trẻ do chơi các trò chơi kích động trước khi ngủ làm đau cơ hàm, mòn răng, nếu quá trình này kéo dài khớp bị mòn lỏng dần, dây chằng bị dãn ra. Ở trẻ tật nghiến răng không gây ảnh hưởng nghiêm trọng như ở người lớn nhưng cũng ảnh hưởng đến sự phát triển răng trưởng thành sau này.

Hi vọng bài viết trên sẽ giúp các bậc phụ huynh có thêm kinh nghiệm trong việc chăm sóc cũng như ngăn ngừa những thói quen xấu ảnh hưởng đến răng miệng của trẻ. Liên hệ với Nha Khoa Đà Lạt nếu bạn có bất kì thắc mắc nào cần giải đáp. Nha khoa Đà Lạt trung tâm nha khoa hàng đầu Đà Lạt, với đội ngũ bác sĩ và kĩ thuật viên được đào tạo chuyên sâu giàu kinh nghiệm luôn hướng đến việc mang lại nụ cười tự tin cho những khách hàng thân yêu.

Tham khảo: Một số bệnh thường gặp về răng miệng ở trẻ

Gọi: 097 595 6669 để đặt lịch và nhận tư vấn miễn phí

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5.00 out of 5)
Loading...