Niềng răng áp dụng cho những trường hợp nào?

Bạn thường nghe nói đến niềng răng – chỉnh nha và muốn tìm hiểu kỹ hơn về phương pháp này để xem nó có phù hợp với bạn hay không. Vậy câu hỏi được đặt ra là những trường hợp nào áp dụng niềng răng? Cùng Nha khoa Đà Lạt “điểm danh” các trường hợp cần niềng răng nhé!

Trường hợp nên niềng răng

Trường hợp nên niềng răng

Răng hô, móm, mọc lệch lạc, chen chúc hay răng thưa, sai lệch khớp cắn đều là những trường hợp nên xem xét đến việc niềng răng. Các dây cung được gắn trên mắc cài sẽ tác dụng một lực làm cho các răng từ từ dịch chuyển về vị trí hàm, làm hàm răng đều đẹp, khớp cắn khít nhau và vô cùng chắc chắn.

1.      Đối với răng hô, móm

Hô, móm là trường hợp xuất hiện nhiều ở nước ta, đặc biệt là móm. Với răng hô, móm do răng phát triển lệch hướng ra trước hay ra sau, việc niềng răng được chỉ định để đưa các răng trở về đúng vị trí.

Trong trường hợp răng hô móm do xương ổ răng thì liệu pháp niềng răng kết hợp MiniVis được đánh giá cao. MiniVis là sử dụng một vít nhỏ cắm vào lớp nông của hàm, tạo thêm lực đưa các răng phía trước lùi trở về nhanh hơn, có thêm một trụ neo giữ cố định ở hàm, giúp kiểm soát lực kéo cân bằng hơn. MiniVis còn giúp ích cho các răng trồi lên quá nhiều so với răng khác hay giảm cười hở lợi rõ rệt.

2.      Đối với răng mọc chen chúc, răng khểnh

Răng mọc chen chúc là tình trạng răng mọc lệch không theo vòng cung hàm do hàm không đủ chỗ, hay khi mất răng quá lâu dẫn đến các răng còn lại xô lấn vào vị trí răng bị mất làm mất vẻ đẹp thẩm mỹ, nhiều khe răng làm vi khuẩn dễ dàng phát triển. Khi đó, việc niềng răng giúp đưa các răng trở lại vị trí vòng cung hàm. Trong một số trường hợp, răng mọc chen chúc quá nhiều, hàm không đủ chỗ để đưa răng trở về thì các bác sĩ sẽ chỉ định nhổ bỏ răng để tiến hành niềng răng mọc chen chúc.

Răng khểnh thường được giữ lại vì nét duyên của nó, nhưng răng khểnh chìa ra ngoài quá nhiều làm hở môi bất thường khi cười làm mất đi vẻ đẹp, tạo ba kẽ răng làm vi khuẩn phát triển thì việc đưa răng khểnh về hàm được các bác sĩ khuyên thực hiện.

3.      Răng thưa, thiếu răng

Răng thưa là vấn đề các răng mọc không đủ diện tích hàm hay thiếu răng bẩm sinh làm cho giữa các răng có khoảng trống lớn hơn bình thường khiến cho cao răng phát triển, đen kẽ răng và đặc biệt là ảnh hưởng đến việc phát âm. Việc niềng răng sẽ giúp kéo gần các khoảng trống ấy, mang lại vẻ đẹp cho răng, ổn định lượng không khí trong lúc phát âm.

4.      Răng sai khớp cắn, đau khớp thái dương hàm

Khớp cắn sâu, hở hay chéo làm cho quá trình nhai cắn thức ăn trở nên khó khăn hơn.

Sai khớp cắn

Sai khớp cắn

  • Khớp cắn sâu: Là trường hợp răng cửa trên phủ xuống quá sâu gây tổn thương mô mềm và dễ tổn thương khớp thái dương hàm
  • Khớp cắn hở: Các răng cửa không chạm vào nhau được, có thể do thói quen mút tay hay đẩy lưỡi lúc nhỏ, ngoài khiếm khuyết về khả năng ăn nhai, phát âm mà lâu ngày có thể dẫn đến mòn các răng cối do chịu lực quá nhiều.
  • Khớp cắn chéo: Các răng hàm trên và hàm dưới bất đối xứng làm cho các răng trên dưới khó tiếp xúc chính xác với nhau, giảm hiệu suất ăn nhai và vẻ đẹp thẩm mỹ.

Khớp cắn sai lệch có thể dẫn đến đau khớp thái dương hàm. Khi bị đau khớp thái dương hàm do rối loạn khớp cắn trầm trọng, việc tái tạo khớp cắn toàn bộ bằng các phương pháp phục hình răng, trong đó có niềng răng giúp ổn định khớp, giảm đau hiệu quả. Bạn nên được thăm khám để biết được tình trạng cụ thể hơn.

Niềng răng hiện nay không còn xa lạ với nhiều người vì nó đem lại lợi ích khá lớn với nhiều trường hợp. Với công nghệ hiện nay thì việc niềng răng trở nên đơn giản và không đau, bên cạnh còn có niềng răng không mắc cài đem lại vẻ đẹp thẩm mỹ. Niềng răng càng sớm sẽ đem lại hiệu quả tốt hơn. Tại Nha khoa Đà Lạt, chúng tôi luôn cố gắng kiểm soát việc niềng răng tránh vướng víu, khó chịu và dị ứng một cách tối thiểu nhất mang lại cho khách hàng một hàm răng đều đặn cùng gương mặt hài hòa hơn.

Xem tiếp: Tại sao bạn nên niềng răng tại nha khoa đà lạt

Gọi: 097 595 6669 để đặt lịch và nhận tư vấn miễn phí

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (2 votes, average: 5.00 out of 5)
Loading...