Vì sao sau khi trám răng bị ê buốt

Bạn cảm thấy răng ê buốt sau khi trám răng, nguyên nhân nào làm răng ê buốt? Bạn nghi ngờ có phải việc trám răng của mình không thành công hay không? Nếu cảm giác đó kéo dài sẽ gây ảnh hưởng như thế nào đến miệng? Làm thế nào để răng không cần ê buốt nữa?

Trám răng bị ê buốt

Trám răng bị ê buốt

Đó là những câu hỏi mà rất nhiều người thắc mắc sau khi tiến hành trám răng. Nha Khoa Đà Lạt sẽ giải đáp những thắc mắc ấy một cách rõ nhất qua bài viết dưới đây. Cùng tìm hiểu nhé!

Trám răng là gì?

Trám răng là một kỹ thuật khá đơn giản, sử dụng một lớp vật liệu nhân tạo có màu giống men răng phủ lên, nhằm mục đích lắp đầy khoảng trống trên bề mặt răng, khắc phục tình trạng: Răng bị sứt mẻ, vỡ nhỏ; răng sau hỗ trợ điều trị lỗ sâu, viêm tủy; răng bị mòn men, mòn cổ răng; răng thưa, hở kẽ nhỏ; vết trám cũ đục và ngả màu, giúp răng có hình thể như ban đầu, hạn chế những tác động xấu do việc mất mô răng gây ra và cải thiện chức năng cho răng, tạo sự tự tin khi giao tiếp.

Các mức độ đau sau khi trám răng: Tăng tiến theo từng mức độ bắt đầu từ răng ê buốt khi gặp nhiệt độ nóng lạnh từ thức ăn, đồ uống, cao hơn là ê buốt ngay cả khi hai răng tiếp xúc nhau, khi cắn thức ăn, các cơn đau ngày càng kéo dài, liên tục và đau nhói.

Răng bị ê buốt sau khi trám là do đâu?

Đa số các trường hợp ê buốt răng sau khi trám là do quy trình trám răng không đảm bảo kỹ thuật, không tuân theo yêu cầu an toàn, trám không triệt để, tay nghề của nha sĩ còn yếu nên tiến hành không cẩn thận.

Vết trám hở lệch: Thao tác yếu khiến cho các vết trám không đảm bảo độ khít hoàn toàn, bị vênh lệch làm tổn hại đến nướu và chân răng, một kích ứng nhỏ cũng gây nên đau nhức kéo dài.

Áp lực nén của vật liệu vào xoang: Làm dịch chuyển ống ngà trong các mô răng dẫn truyền tới tủy sống gây cảm giác đau nhức.

Xuất hiện khoảng trống giữa vật liệu trám và răng thật: Vật liệu trám phổ biến là Composite hoặc Amalgam thường có khuynh hướng chuyển từ nhão sang đông cứng co lại hướng về phía đèn chiếu laser. Phần mô răng thật tại vị trí trám không khít với chất liệu trám từ đó tạo một khoảng trống bởi áp suất không khí, các dịch ngà răng tiết ra lấp đầy vào khoảng trống đó. Vì thế khi nhai chất lỏng ngà răng dịch chuyển gây ra cảm giác ê buốt. Một quy trình trám đúng chất lượng thì phải đảm bảo không có khe hở, khoang rỗng hay lỗ sâu, không đọng nước.

Nguyên nhân gây ê buốt răng

Nguyên nhân gây ê buốt răng

Không loại bỏ sạch các vết răng sâu: Theo đúng nguyên tắc khi trám răng thì các mô răng sâu phải được nạo bỏ hoàn toàn trước khi trám vật liệu lên trên. Chính vì không nạo sạch các vết răng sâu, mầm mống vi khuẩn bên trong tích tụ phát triển xâm lấn đến tủy răng gây kích ứng lên đầu tủy lâu ngày gây ra viêm tủy thậm chí làm mất răng. Cần tiến hành tháo bỏ miếng trám, nạo sạch ổ sâu, điều trị chấm dứt tình trạng viêm tủy.3. Bệnh lý về răng miệng: Viêm tủy sẽ gây ra cảm giác đau nhức, khi tình trạng viêm tủy kéo dài nặng hơn sẽ ảnh hưởng đến những dây thần kinh xung quanh làm đau buốt lên tận đầu. Trường hợp này phải tiến hành lấy tủy nếu không sẽ gây ra các cơn đau sẽ kéo dài, gây áp xe ổ xương.

Chế độ chăm sóc răng miệng sau khi trám không tốt: Chăm sóc răng miệng ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả của phương pháp điều trị. Vật liệu sau khi trám dễ bị kích ứng khi tiếp xúc với thực phẩm, chải răng không đúng cách tạo điều kiện cho các mảng bám kết dính trên răng. Tốt nhất không nên ăn uống 2 giờ sau khi trám để các vật liệu trám đông đặc và khô cứng hoàn toàn.

Lời khuyên của nha sĩ sau khi trám răng

Vệ sinh răng miệng đúng cách dùng bàn chải răng mềm, có thể dùng nước muối ấm để súc miệng thường xuyên, dùng chỉ nha khoa loại bỏ các mảng bám trên răng. Hạn chế dùng các thực phẩm quá cứng, quá dai, quá nóng hay quá lạnh, các va chạm mạnh vì dễ làm bong sút chất trám.

Nếu cảm giác ê buốt kéo dài quá 2 tuần bạn nên đến tái khám tại bác sĩ điều trị tìm ra nguyên nhân và có biện pháp khắc phục kịp thời. Nên hình thành thói quen khám răng định kỳ 6 tháng/ 1 lần để kiểm tra lại mảng trám răng, tình trạng sức khỏe răng miệng và hạn chế các bệnh lý về răng miệng.

Trên đây là những chia sẻ về nguyên nhân của hiện tượng đau nhức và ê buốt răng sau khi trám răng. Hãy chọn trung tâm nha khoa uy tín để quá trình diễn ra an toàn, lành tính, giảm thiểu tình trạng kích ứng với vật liệu trám. Nha khoa Đà Lạt – trung tâm nha khoa uy tín tại Đà Lạt đã tiến hành thành công hàng chục nghìn ca trám răng, áp dụng công nghệ trám răng hiện đại cho kết quả gần như tuyệt đối, không gây đau nhức hay ê buốt. Bác sĩ chuyên khoa với tay nghề cao, giàu kinh nghiệm thực hiện đúng theo đúng quy trình kỹ thuật bảo đảm quá trình diễn ra an toàn, không gây biến chứng. Nếu bạn có nhu cầu trám răng hãy đến ngay Nha Khoa Đà lạt để được nhận các dịch vụ tốt nhất.

Xem thêm: Trám răng có cần lấy tủy không?

Gọi: 097 595 6669 để đặt lịch và nhận tư vấn miễn phí

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (2 votes, average: 5.00 out of 5)
Loading...