Thai nghén gây ra những bệnh gì về răng miệng?

Mình đang mang thai tuần thứ 25, theo như mình được biết thì thời kỳ mang thai rất dễ mắc các bệnh về răng miệng có thể dẫn sinh non. Điều đó có đúng hay không? Và những bệnh lý răng miệng nào dễ mắc nhất trong giai đoạn ấy? Mong bác sĩ tư vấn giúp mình, xin cảm ơn.

Thai nghén gây bệnh răng miệng

Thai nghén gây bệnh răng miệng

Cảm ơn câu hỏi của bạn đã gửi đến Nha Khoa Đà Lạt chúng tôi xin giải đáp qua những thông tin dưới đây.

Răng miệng trong thời kì mang thai

Theo thống kê thì có đến 70% các bà mẹ bầu mắc các bệnh về răng nướu trong suốt thời kỳ mang thai. Tuy nhiên phần lớn họ chỉ chú ý đến việc tăng cân, tập luyện để xương khớp không bị yếu đi hay da không bị rạn mà quên mất đi việc chăm sóc răng miệng cũng hết sức quan trọng.

 Sức khỏe răng miệng chính là một phần của sức khỏe toàn thân, phụ nữ mang thai nội tiết tố trong cơ thể sẽ thay đổi nhất là 2 hormone progesteron và estrogen, hệ miễn dịch cũng yếu đi tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập, gia tăng lưu lượng máu tới nướu, răng lợi có nguy cơ yếu đi. Răng của trẻ bắt đầu phát triển từ 3-6 tháng trong bụng mẹ, vì thế khi sức khỏe cơ thể mẹ không tốt sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Trong đó các bệnh lý về răng miệng cũng là một trong những bệnh gây ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của thai nhi. Ngoài ra nó còn đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe và sự sinh nở sau này là nguyên nhân gây sảy thai, sinh non, tình trạng trẻ nhẹ cân thấp còi.

Thai nghén gây ra những bệnh gì về răng miệng?

Có đến 80% phụ nữ mang thai sẽ bị ốm nghén có cảm giác buồn nôn, nôn mửa và thay đổi thói quen ăn uống. Việc chăm sóc răng miệng có vẻ như là điều cuối cùng họ quan tâm đến sau những cơn ốm nghén.  Nhưng bạn biết đấy thai nghén là một trong những triệu chứng điển hình của thai kỳ và là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh về răng miệng nếu không chăm sóc răng tốt. Các bệnh lý răng miệng thường khởi đầu ở tháng thứ 2, kéo dài nghiêm trọng hơn ở các tháng tiếp theo, giảm dần ở tháng thứ 9 của thai kỳ.

  • Chứng sâu răng: Có đến hơn 25% phụ nữ trong thời kỳ mang thai mắc bệnh sâu răng do:

Thay đổi thói quen ăn uống: Nhu cầu ăn nhiều hơn, ăn trước khi đi ngủ và sau khi vừa thức dậy, ăn vặt nhiều, thường xuyên ăn bữa phụ, thích ăn chua, các thức ăn chứa nhiều Glucozo hơn bình thường, hình thành mảng bám tạo điều kiện cho sâu răng phát triển.

Thai nghén, thường xuyên nôn ợ, lượng axit trong dạ dày trào ngược lên gây mòn men răng, giảm độ chắc khỏe tổ chức răng cũng dễ gây sâu răng.

Phụ nữ mang thai bị đau răng

Phụ nữ mang thai bị đau răng

Bên cạnh đó phụ nữ có thai thường ngại đánh răng nhất là nhóm răng hàm do dễ bị kích thích buồn nôn, nếu không điều trị sớm dễ gây viêm nướu, viêm nha chu và ảnh hưởng không tốt lên thai nhi vì thế các mẹ nên chú ý chải răng kết hợp nước sút miệng, dùng trái cây tươi thay vì bánh kẹo ngọt, bổ sung đầy đủ Canxi, chất đạm, chất béo, viatmin và khoáng chất hàng ngày để bảo vệ hàm răng của mình.

  • Răng rất dễ nhạy cảm: Đến 90% các bà mẹ bầu gặp phải tình trạng đau răng hàm khi mang thai.

Răng ê buốt nhất là khi uống đồ uống lạnh, thực phẩm chua, cay nóng do nội tiết tố thay đổi khiến cơ thể nhạy cảm hơn, thiếu hụt Canxi và một số khoáng chất làm men răng yếu đi, cơ vòng của thực quản giãn dẫn đến trào ngược axit làm xói mòn men răng tăng nhạy cảm ngà răng. Gây ảnh hưởng đến sức khỏe, ăn uống kém đi, mất ngủ bên cạnh đó răng sữa trẻ cũng sẽ bị ảnh hưởng mọc yếu hơn dễ mắc bệnh sâu răng. Vì thế nên bổ sung dưỡng chất đầy đủ, vệ sinh răng miệng và hạn chế các tác nhân kích thích (nóng, lạnh, chua, ngọt…)

  • Viêm nướu răng: Gặp ở 60-75 % phụ nữ có thai, bắt đầu từ tháng thứ 2 thai kỳ có thể kéo dài đến tháng thứ 8.

Nội tiết thay đổi tăng tính thấm mạch máu của nướu, tăng phản ứng của lợi đối với các mảng bám tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập dễ dàng. Với các triệu chứng điển hình như: Lợi sưng tấy đỏ, chảy máu chân răng khi chải răng thường, hôi miệng… chỉ gây cảm giác hơi khó chịu nên hay được bỏ qua. Nếu không điều trị kịp thời sẽ chuyển dần sang giai đoạn viêm nha chu, tụt nướu, răng lung lay, thậm chí là mất răng, nguy cơ sinh non cao. Do đó phải vệ sinh răng miệng tốt, dùng thêm chỉ nha khoa và nước súc miệng để loại bỏ mảng bám thức ăn.

  • Viêm nha chu: 30, 3% phụ nữ trong thời kì mang thai mắc phải, thường hay gặp ở 3 tháng giữa của thai kỳ.

Viêm nha chu là giai đoạn tiến triển của viêm nướu với tình trạng nướu mất độ bám dính vào răng, suy giảm chức năng của răng, xương ổ răng bị tiêu hủy gây mất răng do nội tiết tố thay đổi nướu nhạy cảm hơn dễ viêm nhiễm tạo điều cho vi khuẩn phát triển nhanh thành viêm nha chu. Không điều trị viêm nha chu kịp thời sẽ gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng: Hình thành các túi mũ, vi khuẩn xâm nhập vào máu phá hủy màng thai gây tiền sản giật, tăng nguy cơ sinh non gấp 2,2 lần so với bình thường, trẻ nhẹ cân sau khi sinh. Các mẹ sau sinh có nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, đột quỵ, tiểu đường… cao hơn. Vì vậy hãy chăm sóc răng miệng tốt nhất, khám định răng miệng kỳ 6 tháng 1 lần để kiểm tra tình trạng răng miệng nếu có bất kì biểu hiện nào của nướu bị tổn thương điều trị dứt điểm kịp thời.

  • Chứng khô miệng

Thông thường phụ nữ mang thai hay có cảm giác khô rát, khó chịu, thậm chí còn có cảm giác nóng trong khoang miệng và cổ họng. Do sự thay đổi hormone trong cơ thể, tuyến nước bọt hoạt động yếu đi, cung cấp không đủ nước mỗi ngày hay do thói quen ăn uống nhiều đồ ngọt hoặc cà phê hòa tan làm cho răng miệng ngày càng khô, gây nhiều khó khăn trong việc ăn nhai, dễ gây hôi miệng, không điều trị kịp thời có thể gây áp xe tuyến nước bọt. Khắc phục bằng cách thường xuyên uống nước, ăn nhiều chất xơ tăng cường nhai giúp cơ thể tiết ra nhiều nước bọt làm sạch miệng, vệ sinh răng miệng sạch sẽ, súc miệng bằng nước sạch nhiều lần sau khi nôn để giảm lượng axit bám trên răng.

Hi vọng những thông tin trên sẽ giúp các bạn có kế hoạch chăm sóc răng miệng tốt nhất để phòng tránh các bệnh răng miệng thường gặp trong thời kì mang thai. Trong 3 tháng đầu tiên và 2 tháng cuối cùng các bạn nên chăm sóc răng miệng thật tốt vì đây là những mốc quan trọng trong tăng trưởng của trẻ tránh can thiệp điều trị nha khoa. Liên hệ với nha khoa Đà Lạt trung tâm nha khoa hàng đầu Đà Lạt nếu có bất cứ thắc mắc nào cần chúng tôi giải đáp.

Tham khảo thêm: Những thói quen xấu gây hại đến răng của trẻ

Gọi: 097 595 6669 để đặt lịch và nhận tư vấn miễn phí

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (3 votes, average: 5.00 out of 5)
Loading...