Hiện nay,việc trồng răng sứ đang ngày càng phổ biến và được đông đảo khách hàng lựa chọn trong phục hình nha khoa bởi những lợi ích mà nó đem lại. Trồng răng sứ không những phục hồi lại khả năng ăn nhai trở lại bình thường, đem lại độ thẩm mỹ rất cao. Mà trồng răng sứ hiện nay tại các cơ sở nha khoa hiện đại như nha khoa Đà Lạt sẽ đảm bảo về vấn đề ăn uống, ca hát hay giao tiếp của khách hàng hoàn toàn bình thường trong quá trình thực hiện, tránh gây ảnh hưởng cho bệnh nhân.
Dựa theo tiêu chuẩn của tổ chức nha khoa quốc tế thì thời gian để hoàn tất 1 ca trồng răng sứ trung bình trong khoảng 48 giờ với 2-3 lần hẹn (tùy theo tình trạng bênh nhân mà thời gian sẽ khác nhau). Trong đó, có một khoảng thời gian bệnh nhân được các bác sĩ thay răng tạm bằng nhựa để đảm bảo tính thẩm mỹ cho khuôn hàm và giúp cho việc ăn nhai không bị ảnh hưởng trong khi chờ răng sứ được chế tác từ phòng Labo. Vậy tại sao phải có thời gian để làm răng sứ và trong thời gian này thì việc ăn uống, sinh hoạt như thế nào thì các bạn cùng tìm hiểu bài dưới đây nhé.
Tại sao cần có thời gian để chế tác răng sứ
Để nâng cao khả năng tương thích sinh học với nướu răng, đảm bảo tính an toàn, độ chính xác cũng như độ bền sử dụng cho răng sứ cao mà trong quá trình làm răng sứ cần có một khoảng thời gian chế tác răng sứ trong phòng Labo sau khi các bác sĩ mài cùi răng và lấy dấu răng của bệnh nhân. Việc chế tác riêng cho từng bệnh nhân sẽ tránh khỏi tình trạng răng sứ không khít sát với nướu gây lỏng lẻo, khó chịu, đau đớn cho người sử dụng. Chính vì vậy mà bạn được bác sĩ thực hiện cho đeo răng tạm để không làm ảnh hưởng đến nướu, sức khỏe răng miệng cũng như bệnh nhân có thể đi làm, giao tiếp, ăn uống, ca hát như bình thường và không bị gián đoạn.
Một số đặc điểm trong thời gian gắn răng tạm
- Đầu tiên, một chiếc răng tạm có thể giúp bạn ăn uống không gặp khó khăn, đau đớn, hạn chế sự ảnh hưởng tới nướu răng. Bạn vẫn có thể đi làm,giao tiếp hay ca hát với mọi người bình thường nhưng vẫn cần lưu ý bởi đây chỉ là răng tạm thời nên không đảm bảo được như răng sứ hay răng thật. Vì thế mà trong thời gian này bạn không nên ăn đồ ăn quá cứng, dẻo hay dai, không cắn ngay chỗ răng tạm, cẩn thận hơn khi ăn nhai do răng tạm cần phải được tháo ra để gắn răng sứ vào nên được gắn dính bằng vật liệu gắn tạm, có thể bị sút ra nếu như chịu tác động mạnh.
- Vấn đề khác là về độ thẩm mỹ thì răng tạm chắc chắn sẽ không được có màu sắc, hình dáng, mức độ tự nhiên giống như răng thật hay răng sứ được nên bạn không cần quá lo lắng về việc bác sĩ gắn cho chiếc răng không chất lượng bởi sau đó bạn sẽ được gắn răng sứ mới trắng đẹp tự nhiên.
Sau đó, bạn sẽ được bác sĩ tháo bỏ răng tạm và gắn răng sứ vào, điều chỉnh cho đến khi răng sứ hoàn toàn khít với nướu răng thật, có cảm giác thoải mái khi nhai thì bác sĩ sẽ gắn cố định lại bằng vật liệu nha khoa đặc biệt, đảm bảo độ chắc chắn và tính thẩm mỹ cao của răng sứ. Cuối cùng khi đã hoàn thiện thì bạn hoàn toàn yên tâm ăn uống, sinh hoạt bình thường bởi độ bền chắc rất cao mà răng sứ đem lại, và luôn nhớ đi khám răng định kỳ 6 tháng 1 lần để bảo vệ sức khỏe răng miệng của bạn cũng như duy trì độ bền của răng sứ nhé.
Trên đây là một số chia sẻ phần nào giải đáp về những thắc mắc liên quan tới việc “trong thời gian làm răng sứ có thể ăn uống, giao tiếp, ca hát bình thường hay không?” của bạn. Nếu bạn đang có ý định tiến hành trồng răng sứ thì hãy tới những cơ sở nha khoa uy tín thực hiện để đảm bảo chất lượng, độ an toàn cao, tránh trường hợp răng sứ không chất lượng gây tổn hại rất lớn cho sức khỏe răng miệng của bạn.
Xem thêm: Chăm sóc răng miệng sau khi trồng răng sứ