Niềng răng gồm những thành phần gì? Quy trình niềng răng ra sao?

Vấn đề chăm sóc răng miệng, có một hàm răng trắng sáng rạng ngời, nụ cười đẹp luôn được rất nhiều người quan tâm. Để giải quyết các khiếm khuyết về răng miệng như: Răng hô, móm, sai khớp cắn, răng mọc lệch lạc, chen lấn thì niềng răng được xem là phương pháp tối ưu hàng đầu. Tại sao niềng răng lại phổ biến được nhiều người tin dùng đến thế, bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc hiểu một phần nào đó về quy trình niềng răng và niềng răng gồm những thành phần nào?

Niềng răng

Niềng răng

Tìm hiểu về kỹ thuật niềng răng

Niềng răng là một chuyên ngành Răng hàm mặt với kĩ thuật phức tạp tỉ mỉ, quá trình điều trị kéo dài từ 1,5 – 2,5 năm để các răng từ từ trở về vị trí mong muốn, bạn cần thật sự nghiêm túc khi quyết định thực hiện kĩ thuật này. Niềng răng chỉnh nha ngày càng được sử dụng phổ biến bởi sự hội tụ nhiều ưu điểm: khắc phục những khiếm khuyết răng miệng, đem lại một hàm răng trắng đều đẹp, thẩm mỹ cao, giảm áp lực cho quai hàm, cải thiện những khó khăn trong quá trình ăn nhai thực phẩm, tạo sự tự tin khi giao tiếp, hạn chế các bệnh về răng miệng có thể xảy ra trong tương lai.

Niềng răng gồm những thành phần gì?

Có nhiều phương pháp niềng răng khác nhau nhưng đều dựa trên hai loại dụng cụ khí cơ bản là khí cụ chỉnh nha cố định và khí cụ chỉnh nha tháo lắp.

Chỉnh nha tháo lắp:

Bản chất là một khối nhựa trong suốt nên răng chỉ di chuyển trong một khoảng nhất định, dễ dàng vệ sinh tuy nhiên chỉ áp dụng trường hợp lệch nhẹ nên ít được khách hàng sử dụng. Bài viết này chủ yếu cung cấp thông tin về chỉnh nha cố định dạng mắc cài bởi đây là phương pháp hiệu quả được nhiều khách hàng (đến 90% khách hàng)  tin tưởng sử dụng bởi sự tiện dụng, hiệu quả và tính kinh tế của nó.

Chỉnh nha cố định:

  • Quá trình niềng răng diễn ra thành công thì khí cụ mắc cài (Bracket) không thể thiếu được, nhắc đến niềng răng có lẽ chúng ta thường nghĩ đến việc phải mang mắc cài, với công nghệ kỹ thuật tiên tiến, các loại mắc cài ngày càng đa dạng thẩm mỹ, đem lại hiệu quả cao cho người sử dụng tùy theo tình trạng răng miệng của từng người sử dụng như: Mắc cài kim loại, mắc cài sứ, mắc cài vàng, mắc cài mặt trong, mắc cài tự động, …

    Niếng răng mắc cài tự buộc với niềng răng mắc cài thường

  • Dây cung (Archwire) nối liền phần thân của hai hay nhiều răng có nhiệm vụ tạo định hướng chuyển dịch theo hướng mắc cài, tạo lực kéo các răng mà không hề làm bệnh nhân cảm thấy khó chịu. Tùy vào từng giai đoạn niềng răng, các dây cung được thiết kế với thiết diện lớn nhỏ phù hợp, nhiều loại chất liệu khác nhau như: Nickel – Titanium, Stainless Steel, …

Dây cung và mắc cài là hai dụng cụ không thể thiếu trong niềng răng chỉnh nha.

Khí cụ niềng răng

Khí cụ niềng răng

  • Thun tách kẽ làm bằng cao su, có hình tròn lớn, tách kẽ tạo khoảng cách giữa hai răng kế nhau chuẩn bị trước khi gắn mắc cài hỗ trợ quá trình chỉnh nha là khâu.
  • Khâu (Band) là một vòng kim loại dạng ô vuông nhỏ được thiết kế vừa vặn gắn trên răng trong cùng như răng cối, có móc để gắn thun và ống để chứa dây cung phục vụ cho việc bảo vệ khí cụ chỉnh nha.
  • Hook có hình thể móc, gắn trên răng nanh, răng cối nhỏ, trên khâu hay các mắc cài của răng lớn dùng để bấm vào dây cung.
  • Dây thun (Rubber Band) có tính đàn hồi, được gắn trên hook có tác dụng liên kết hai hàm trên và dưới với nhau, bệnh nhân có thể tự thay thun để vệ sinh mỗi ngày.
  • Ligature có tác dụng gắn dây vào mắc cài, làm từ thun hoặc uốn bằng dây thép. Đối với cài tự mắc buộc thì không cần đến Ligature.
  • Trong một số trường hợp hô nặng, cười hở lợi, dùng Miniscewn để giúp việc kéo căng trở nên nhanh chóng hơn so với dùng mắc cài.

Quy trình niềng răng ra sao?

Nha khoa Đà Lạt thành lập từ năm 2014, một trong những trung tâm nha khoa hàng đầu Đà Lạt luôn nổ lực hết mình giúp khách hàng lấy lại nụ cười tự tin tỏa sáng. Các bác sĩ chuyên khoa nhiều năm kinh nghiệm khéo léo tận tâm, hệ thống máy móc kỹ thuật hiện đại, chăm sóc khách hàng chu đáo, quá trình niềng răng được tiến hành an toàn, hiệu quả, đảm bảo thẫm mỹ và bền chắc về sau. Tìm hiểu quy trình niềng răng tại Nha Khoa Đà Lạt diễn ra như thế nào?

Bước 1: Thăm khám tổng quát và tư vấn

Khám nha khoa tổng quát

Khám nha khoa tổng quát

Đầu tiên người bệnh sẽ được kiểm tra tình trạng răng miệng, xương hàm, cung hàm, các bác sĩ tư vấn giúp người bệnh chọn phương thức niềng răng phù hợp nhu cầu của họ. Dựa vào mẫu hàm – bản sao hàm răng để nghiên cứu, đo đạc những sai lệch của hàm. Cùng với việc đánh giá mức độ, phân tích đưa ra phát đồ điều trị cho từng trường hợp cụ thể. Mẫu hàm khởi đầu là mốc để so sánh với những thay đổi sau khi niềng răng.

Bước 2: Chụp X quang

Chụp CT cắt lớp và X quang kĩ thuật toàn hàm, nghiêng, mặt trong và ngoài miệng để khảo sát kích thước tọa độ răng, tính toán khoảng cách để sắp xếp răng, tiến hành lấy dấu hàm làm mẫu răng. Đây là cơ sở để thiết kế mắc cài đảm bảo tính hiệu quả của cả quá trình niềng răng.

Bước 3: Thiết kế mắc cài

Nha sĩ tiến hành thiết kế mắc cài phù hợp với đặc điểm răng, sự dịch chuyển răng trên cung hàm của người bệnh dựa trên dấu hàm thạch cao. Toàn bộ cao răng sẽ được lấy sạch để hạn chế tối đa các chất bẩn đọng trên răng.

Bước 4: Gắn mắc cài lên răng

 Sau khi đã có niềng, bác sĩ sẽ tiến hành gắn trực tiếp mắc cài trên bề mặt của từng răng bằng keo nha khoa tăng tính bám dính và độ bền chắc khi đeo.

Bước 5: Đi dây cung và đeo thun định hình

Vị trí mắc cài trên răng quyết định lực kéo của dây cung và dây thun kết nối giữa các răng với nhau, sau khi đã kiểm tra chắc chắn vị trí mắc cài, tiến hành đi dây cung và đeo thun định hình phù hợp. Cho đến khi trật tự sắp xếp giữa các răng ổn nhất thì công đoạn niềng răng mới đạt yêu cầu.

Bước 6: Tái khám định kì

Để kiểm tra sự liên kết giữa dây cung và mắc cài, chỉnh răng vào đúng vị trí, thay dây thun nếu bị dão. Khi đeo khí cụ sẽ gây ra khó chịu một thời gian đầu, khi khoang miệng dần quen người sử dụng sẽ thấy thoải mái, quá trình sinh hoạt cũng không bị ảnh hưởng quá nhiều.
Lưu ý: Qúa trình niềng răng kéo dài 1,5-2,5 năm nên vệ sinh răng miệng đúng cách là hết sức cần thiết sử dụng các loại bàn chải chuyên dụng cho niềng răng, dùng chỉ nha khoa để lấy vụn thức ăn mắc trên khe răng và tuân thủ theo những chỉ dẫn của bác sĩ.

Bước 7: Tháo niềng răng

Tháo mắc cài và đeo hàm duy trì khoảng 6 tháng trước khi kết thúc hoàn toàn quá trình niềng răng để giữ ổn định răng và xương hàm, ngăn ngừa răng xô lệch về vị trí cũ.

Sau khi niềng răng bạn sẽ sở hữu một hàm răng đều đặn, nụ cười rạng ngời, tự tin nhất, chính vì quá trình tiến hành với kỹ thuật hiện đại, quy trình phức tạp và những ưu điểm vượt trội của nó nên chi phí niềng răng khá cao. Tại Nha Khoa Đà Lạt cũng thường xuyên có chương trình ưu đãi giúp khách hàng có thể chăm sóc răng miệng với giá thành tốt nhất. Tham khảo bảng chi phí chỉnh nha niềng răng dưới đây: (Bảng giá niêm yết, hợp lý phù hợp với mọi đối tượng)

Chỉnh nha - Niềng răngGiá Thành
Cơ bản:33.000.000 đ
Trainer:3.000.000 đ
Myobrace:3.500.000 - 4.500.000 đ
Minivis:20.000.000đ
Transforce/Twinblock/mắc cài sứ:5000.000 đ
Bộ giữ khoảng:2.500.000 đ
Lip Trainer:3.500.000

Lưu ý: Tùy theo tình trạng răng miệng của bệnh nhân mà bác sĩ sẽ chỉ định kế hoạch và sử dụng các khí cụ phù hợp. Liên hệ với trung tâm Nha Khoa Đà Lạt để được cung cấp thông tin chi tiết hơn.

Tham khảo: Thời gian niềng răng là bao lâu

Gọi: 097 595 6669 để đặt lịch và nhận tư vấn miễn phí

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5.00 out of 5)
Loading...