Trám răng có cần lấy tủy không?

Trám răng là phương pháp nha khoa mà mọi người hay sử dụng để điều trị trong trường hợp sâu răng hình thành lỗ, kẽ nứt. Vấn đề đặt ra là: “Trám răng có cần phải lấy tủy không?” được khá nhiều khách hàng quan tâm? Bài viết của chúng tôi sẽ cung cấp thông tin hữu ích nhất để bạn hiểu thêm về vấn đề này.

Trám răng có lấy tủy

Trám răng có lấy tủy

TỦY RĂNG LÀ GÌ?

Tủy răng là một tổ chức liên kết bao gồm các dây thần kinh, mạch máu và mô liên kết nằm ở bên trong răng, bên dưới lớp men răng và ngà răng. Có cả trong chân răng và thân răng. Nó được ví là thành phần cốt lõi của răng. Tủy răng có chức năng “cảm nhận” cảm giác “đau” – khi có các kích thích tác động lên răng như: chấn thương, nóng, lạnh, hóa chất… (thí dụ khi uống nước đá, răng có cảm giác ê buốt) – và tham gia công việc nuôi dưỡng và sửa chữa ngà răng, góp phần duy trì sự sống và lành mạnh của răng.

Cấu tạo răng

Cấu tạo răng

Vấn đề trám răng có cần lấy tủy không còn tùy thuộc vào mức độ sâu răng của bạn như thế nào nữa nhé. Sau răng được chia thành 3 mức độ khác nhau, bao gồm: Sâu men răng (mức độ 1), sâu ngà răng  (mức độ 2) và sâu tủy răng (mức độ 3).

TRÁM RĂNG CÓ CẦN PHẢI LẤY TỦY KHÔNG?

  • Nếu bạn bị sâu men răng hoặc ngà răng: Ở 2 giai đoạn này, vi khuẩn chỉ mới tấn công vào men răng và ngà răng, tủy răng vẫn còn khỏe mạnh. Cho nên, nếu trám răng thì không cần phải lấy tủy nhé.
  • Bác sĩ tiến hành nạo bỏ hết phần men răng và ngà răng đã bị phá hủy, làm sạch lỗ sâu bằng dung dịch sát khuẩn. Sau đó, với dụng cụ chuyên dụng, vật liệu trám răng sẽ được đổ đầy vào lỗ sâu. Cuối cùng, ánh sáng laser sẽ được chiếu lên trên để đông cứng chất trám bít.

Tại sao phải tiến hành lấy tủy? Không lấy tủy mà trám thì có ảnh hưởng gì không?

Quá trình sâu răng

Quá trình sâu răng

  • Lấy tủy răng là thao tác vô cùng quan trọng vì sót tủy có thể sẽ gây ra hiện tượng hoại tử tủy làm hỏng răng hoàn toàn có thể phải nhổ răng.
  • Trám răng chỉ là biện pháp thay thế một phần răng đã mất trong quá trình chữa tủy. Nó giúp khôi phục mô răng và một phần độ chắc cho răng để hỗ trợ ăn nhai. Nhưng trám răng không có khả năng kéo dài thời gian duy trì răng thật đã chữa tủy dẫn đến tình trạng đau nhức răng, nhiễm trùng gây tổn thương vùng xương hàm, áp xe vùng hàm….
  • Đặc biệt với trường hợp sâu răng nếu không điều trị dứt điểm, tủy sẽ dẫn đến áp-xe răng, tiếp theo là tiêu xương, viêm nướu và hỏng răng vĩnh viễn. Vì vậy chỉ định trám răng lấy tủy là cần thiết.

    Quy trình điều trị tủy

    Quy trình điều trị tủy

  • Nếu bạn bị sâu tủy răng: Đây là mức độ sâu răng nghiêm trọng nhất. Lúc này, vi khuẩn đã phá hủy hoàn toàn men răng và ngà răng, tấn công vào tủy răng và gây viêm nhiễm. Cho nên, trước khi trám răng thì bác sĩ buộc phải tiến hành lấy tủy. Đầu tiên, bác sĩ thực hiện nạo vết lỗ sâu, loại bỏ hết phần men – ngà – tủy răng đã bị vi khuẩn phá hủy. Sau đó, rửa sạch lỗ sâu bằng dụng dịch sát khuẩn chuyên dụng, nhằm tiêu diệt hết mầm mống gây bệnh. Cuối cùng, một lượng chất trám vừa đủ sẽ được đưa vào lỗ sâu và chiếu ánh sáng laser lên trên để hoàn tất ca điều trị.

ĐÂU LÀ ĐỊA CHỈ TRÁM RĂNG LẤY TỦY TỐT NHẤT HIỆN NAY?

Trám răng lấy tủy là giải pháp rất an toàn và mang lại hiệu quả điều trị tối ưu cho bệnh nhân. Nhưng không phải tại địa chỉ nha khoa nào cũng có thể thực hiện cách lấy tủy răng đạt chuẩn, cũng như mang lại hiệu quả tối ưu nhất được.

Nếu thực hiện lấy tủy răng tại cơ sở nha khoa kém chất lượng, nguy cơ gặp phải những biến chứng nguy hiểm như khả năng xâm lấn, đau nhức răng, hoại tử phần hàm, biến dạng khuôn mặt… là khó tránh khỏi.

Đội ngũ y bác sĩ nha khoa đà lạt

Đội ngũ y bác sĩ nha khoa đà lạt

Tự hào với chuỗi hệ thống nha khoa đạt tiêu chuẩn hàng đầu Đà Lạt. Cách lấy tủy răng tại Nha khoa Đà Lạt được ứng dụng theo công nghệ Laser Tech hiện đại. Công nghệ sử dụng laser nha khoa để tạo liên kết bền vững và chắc chắn hơn giữa vật liệu trám với bề mặt mô răng sinh lý. Khả năng bám dính của vật liệu được gia tăng với các chân bám cứng chắc, kín khít, không xảy ra tình trạng khoang rỗng trong xoang trám mà các kỹ thuật thông thường dễ mắc phải. Với công nghệ này, việc trám răng sẽ hoàn tất chỉ trong thời gian ngắn, hạn chế xâm lấn răng thật và tủy răng, ngăn ngừa được tình trạng ê buốt sau trám, nên hỗ trợ ăn nhai được hoàn toàn bình thường, bền chắc dài lâu.

Tại Nha khoa Đà Lạt, khách hàng sẽ được khám răng kĩ lưỡng, đánh giá sự tổn thương của răng rồi được biết trường hợp của mình trám răng có cần lấy tủy không. Nếu tủy bị viêm thì họ sẽ được bác sĩ gây tê cục bộ chiếc răng đó và tiến hành nạo tủy. Các bác sĩ tại đây đều là những người có kinh nghiệm chuyên môn về nội nha, lấy tủy nhẹ nhàng và không đau, hết lòng tận tâm phục vụ.

Một ca điều trị tủy bị viêm sẽ cần 2 – 4 lần hẹn. Tủy răng sẽ được làm sạch để không có bất kỳ vi khuẩn nào còn sót lại gây tái viêm. Sau đó, bác sĩ sẽ trám ống tủy và phục hình thân răng.

CHĂM SÓC RĂNG MIỆNG ĐÚNG CÁCH SAU KHI TRÁM RĂNG

Sau khi hoàn tất ca trám răng sâu, để ngăn chặn bệnh tái phát trở lại, đồng thời giúp miếng trám có thể tồn tại lâu dài trong miệng, thì bạn cần xây dựng cho mình một chế độ chăm sóc răng miệng khoa học.

  • Vệ sinh răng miệng thường xuyên: Theo khuyến cáo của Hiệp hội Nha khoa Hoa Kì, bạn cần chải răng từ 2 – 3 lần/ngày, mỗi lần chải răng ít nhất trong 2 phút. Ngoài ra, bạn nên súc miệng với nước muối hoặc nước súc miệng sau khi chải răng hay ăn vặt.
  • Tránh xa những thực phẩm giàu đường bột: Các loại kẹo, bánh ngọt, chocolate, nước ngọt, bánh snack, pizza… là “thủ phạm” hàng đầu gây sâu răng. Vì thế, bạn nên hạn chế ăn uống những thực phẩm này nhé.
  • Khám răng định kì 4 – 6 tháng/lần: Đây là việc làm rất cần thiết để giúp răng miệng luôn khỏe mạnh. Khám răng sẽ giúp bạn ngăn chặn hiệu quả bệnh sâu răng và các bệnh lý răng miệng khác.

Qua những thông tin trên hi vọng sẽ giải đáp phần nào thắc mắc của bạn đọc. Tốt hơn hết bạn nên đến các trung tâm nha khoa uy tín ở đà lạt để khám và khắc phục sớm tình trạng răng của mình để tránh biến chứng xấu.

Xem lại: Tại sao sâu răng phải trám răng

Gọi: 097 595 6669 để đặt lịch và nhận tư vấn miễn phí

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (3 votes, average: 5.00 out of 5)
Loading...