Vôi răng có gây nguy hiểm gì không?

Nụ cười trắng sáng, san sẻ niềm vui. Đối với những đối tác hay những mối quan hệ lần đầu gặp mặt, một nụ cười tự tin sẽ đem lại cho bạn một xúc tác tốt trong quan hệ. Thế nhưng để có ‘một nụ cười trắng sáng’ thật không dễ dàng vì các vấn đề răng miệng ngày nay gây cho chúng ta rất nhiều vấn đề. Hôi miệng, hàm răng ố vàng, … Vậy đâu là nguyên nhân gây ra các vấn đề này? Có rất nhiều nguyên nhân gây nên các căn bệnh này, trong đó, theo một cuộc khảo sát nhỏ của chúng tôi, thì vôi răng là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến tình trạng hôi miệng và răng bị ố vàng. Vôi răng là gì? Ngoài các vấn đề đã nêu thì vôi răng còn gây nguy hiểm gì khác không? Làm thế nào để loại bỏ vôi răng? Tại sao nên cạo vôi răng? … Để hiểu rõ các vấn đề trên, Nha khoa Đà Lạt mời các bạn đọc bài phân tích dưới đây cùng chúng tôi.

Vôi răng có nguy hiểm không

Vôi răng có nguy hiểm không

Vôi răng là gì?

Vôi răng chính là các mảng bám của vi khuẩn, khi ăn xong mà bạn vệ sinh không tốt sẽ có một lớp màng mỏng bám lại trên răng gọi là màng bám, các màng bám để lâu này, thức ăn thừa còn tồn đọng trong khoang miệng không được chải hết ra ngoài, sẽ là nơi vi khuẩn kết hợp tạo thành các mảng cứng quanh cổ răng, đó chính là vôi răng?

Vôi răng có gây nguy hiểm không?

  • Tính thẩm mỹ: Vôi răng bám lại trên răng sẽ khiến răng bị ố vàng, tạo cảm giác khó chịu hay gây mất thiện cảm cho lần đầu gặp mặt, làm giảm tính thẩm mỹ của toàn bộ hàm răng, khuôn mặt.
  • Ảnh hưởng sức khỏe: Vôi răng là nguyên nhân hàng đầu gây hôi miệng và viêm nướu – Tiền căn viêm nha chu. Vi khuẩn tích tụ và luôn tồn tại trong vôi răng kích thích gây tổn hại đến nướu răng, gây ra bệnh viêm nướu. Nếu giai đoạn đầu, viêm nướu nhẹ sẽ có hiện tượng sưng tấy đỏ, chảy máu nhẹ… tình trạng này có thể giải quyết bằng việc cạo vôi răng sau đó giữ gìn vệ sinh răng miệng sạch sẽ dần dần sẽ hồi phục bình thường. Nếu viêm nướu không có kế hoạch điều trị thích đáng, vôi răng tích tụ ngày càng nhiều, mảng bám ngày một dày dẫn đến viêm nha chu. Quá trình này sẽ gây tổn hại đến xương và các mô nha chu có tác dụng ổn định răng trong cung hàm, khi các mô nha chu và xương bị tổn thương nặng, không cố định được răng, răng sẽ lung lay và cuối cùng gây rụng răng – mất răng vĩnh viễn. Ngoài ra, các vi khuẩn này có thể tổn hại đến tim mạch cũng như một số vấn đề sức khỏe liên quan khác.

Đừng tưởng rằng vôi răng đơn giản không hề gây nguy hiểm, nhưng nếu không chăm sóc răng miệng tốt, vôi răng – mảng bám trên răng ngày càng nhiều, chính là điều kiện vi khuẩn trú ngụ phát triển, phá hủy răng miệng và ảnh hưởng đến sức khỏe toàn cơ thế để lại hậu quả nghiêm trọng. Do đó bạn cũng hiểu vôi răng có nguy hiểm hay không rồi đấy?

Làm thế nào để loại bỏ vôi răng?

Với khoa học công nghệ cũng như kỹ thuật y tế ngày càng phát triển, cạo vôi răng là phương pháp “ xử lý” được lựa chọn hàng đầu.

Cạo vôi răng là một kỹ thuật nha khoa tương đối đơn giản, sử dụng các khí cụ nha khoa để “lấy đi” lớp vôi vàng trên răng, trả lại tình trạng sạch sẽ ban đầu cho răng. Cạo vôi răng là một kỹ thuật phổ biến, ít tốn thời gian và không gây ảnh hưởng nguy hại gì đến sức khỏe. Với công nghệ hiện đại, bác sĩ nha khoa hàng đầu, Nha Khoa Đà Lạt – trung tâm nha khoa hàng đầu Đà Lạt sẽ giúp bạn giải quyết các mảng vôi cứng đầu một cách nhẹ nhàng và hiệu quả nhất bằng công nghệ siêu âm rung tiên tiến, thời gian nhanh mà không phải chịu đau đớn hay ảnh hướng đến các vùng xung quanh như men răng, nướu răng… Mức chi phí phải chăng đi kèm cam kết chất lượng hàng đầu.

Tuy nhiên, nếu chỉ cạo vôi răng mà chính bạn không giữ gìn vệ sinh răng miệng sau đó, thì các mảng bám sẽ quay trờ lại. Vì vậy, các bác sĩ khuyên chúng ta nên có các biện pháp phòng ngừa kết hợp:

  • Đánh răng thường xuyên sau mỗi bữa ăn, ít nhất 2 lần một ngày, mỗi lần ít nhất 2 phút, kết hợp kĩ thuật chải răng 45 độ đúng cách.
  • Dùng chỉ nha khoa và nước súc miệng nha khoa để loại bỏ triệt để các thức ăn thức len lỏi trong các kẻ răng mà bàn chải thông dụng không thể chạm đến.
  • Hạn chế lượng tinh bột, lượng đường, có chế độ dinh dưỡng cân bằng lành mạnh.
  • Khám răng và cạo vôi răng định kỳ 6 tháng một lần để kiểm tra sức khỏe răng miệng, phát hiện kịp thời hạn chế các bệnh lý về răng miệng.

Với những chia sẻ trên, Nha Khoa Đà Lạt hi vọng rằng các bạn đã hiểu thêm về vôi răng cùng những vấn đề liên quan. Hãy giữ cho mình một nụ cười tự tin trắng sáng và luôn quan tâm đến sức khỏe của mình nói chung và sức khỏe răng miệng nói riêng. Hãy đến với Nha khoa Đà Lạt – trung tâm nha khoa hàng đầu Đà Lạt để được chăm sóc sức khỏe răng miệng với chất lượng và mức phí tốt nhất thị trường.

Tham khảo: Bệnh nha chu có liên quan đến các bệnh khác trong cơ thể

Gọi: 097 595 6669 để đặt lịch và nhận tư vấn miễn phí

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (2 votes, average: 5.00 out of 5)
Loading...