Hạn chế lấy tủy răng trong điều trị nha khoa

Hiện nay, thăm khám và điều trị nha khoa là một vấn đề khá phổ biến, nó mang lại nhiều lợi ích giúp chúng ta có được hàm răng chắc khỏe, nụ cười trắng sáng, tự tin nhất. Tuy nhiên trong quá trình điều trị có một số vấn đề chúng ta cần lưu ý, một trong số đó chính là việc hạn chế lấy tủy răng, tại sao lại nên như vậy? Hãy cùng Nha Khoa Đà Lạt làm rõ vấn đề này nhé:

Lấy tủy răng

Lấy tủy răng

Tủy răng là gì?

Tủy răng là một bộ phận trong cấu trúc răng, là một tổ chức liên kết chứa nhiều mạch máu và thần kinh nằm giữa răng nhằm cung cấp chất dinh dưỡng nuôi sống răng giúp răng chắc khỏe, chân răng bám trụ vào hệ thống xương hàm.

Cấu tạo răng

Cấu tạo răng

Lấy tủy răng trong điều trị nha khoa là phương pháp lấy đi và loại bỏ hoàn toàn phần tủy đã bị hư hỏng, làm sạch các khoảng trống và trám bít lại bằng chất liệu nha khoa chuyên dụng.

Tại sao nên hạn chế lấy tủy trong điều trị nha khoa?

  • Đầu tiên, dựa vào chức năng của tủy răng, ta cũng thấy được tầm quan trọng của nó trong việc bảo vệ răng miệng, thường những chiếc răng bị lấy tủy sẽ không được khỏe mạnh như những chiếc răng bình thường, dễ gây tổn thương, bị vỡ do va chạm, vì vậy sau khi lấy tủy cần lưu ý hạn chế ăn uống những vật cứng tránh gây gãy vỡ răng.
  • Chức năng ăn nhai suy giảm do răng không còn được cung cấp máu nuôi như bình thường, việc cắn xé thức ăn cũng trở nên khó khăn.
  • Độ bền của răng cũng sẽ giảm đi nhiều, ước tính răng sau khi bị lấy tủy thì tuổi thọ chỉ còn khoảng 15-25 năm sau đó sẽ bị vôi hóa, dễ gãy rụng so với răng bình thường nếu được chăm sóc đúng cách thì có thể tồn tại suốt đời.
  • Răng lấy tủy mục đích lớn nhất cũng chỉ nhằm tránh nhiễm trùng, lây lan sang những răng bệnh cạnh, gây hư răng, gây hôi miệng, nên bạn hãy thực sự cân nhắc khi lấy tủy răng nhé!

Trường hợp nào nên lấy tủy răng?

Các trường hợp điều trị nha khoa nên hạn chế việc lấy tủy răng, bác sĩ sẽ không chỉ định bệnh nhân lấy tủy răng nếu nó thật sự không cần thiết, các trường hợp sau cần phải lấy tủy răng:

Quá trình sâu răng

Quá trình sâu răng

  • Răng sâu vào tủy, vỡ mẻ lớn làm lộ tủy gây viêm tủy nặng, nhiễm trùng.
  • Răng đau nhức nhói khi nhai hoặc bị nhạy cảm với thức ăn nóng lạnh.
  • Tai nạn vỡ răng lâu ngày.
  • Đau nhức răng, các ổ viêm dưới chân răng, là lúc tình trạng tủy răng hư hại xuống chân răng.
  • Xuất hiện mụn mủ trắng gần chân răng, tái phát liên tục do nhiễm trùng nên cần phải lấy tủy.
  • Nhức răng âm ỉ với mức độ tăng dần và răng có triệu chứng lung lay.

Các trường hợp không cần lấy tủy: Sâu răng mức độ nhẹ, không gây đau nhức, các loại phục hình (cầu, mão răng sâu, răng mẻ…) nhưng vẫn chưa lộ tủy, phục hình răng thẩm mỹ không cần chỉnh dạng răng nhiều…

Nên làm gì để phòng tránh việc lấy tủy trong điều trị nha khoa?

Vệ sinh răng miệng thường xuyên, đúng cách:

Đánh răng ít nhất 2 lần/ngày và đánh răng sau khi ăn với bàn chải lông mềm. Sử dụng chỉ nha khoa để loại bỏ mảng bám, nếu đã có khe hở sâu răng cần tập trung vệ sinh sạch sẽ quanh khu vực khe hở để loại bỏ thức ăn, ngăn chặn các bệnh lý gây viêm tủy. Sử dụng nước súc miệng hoặc kem đánh răng chứa fluor có tác dụng giúp răng chắc khỏe và ngừa sâu răng.

Vệ sinh răng miệng đúng cách

Vệ sinh răng miệng đúng cách

Súc miệng bằng nước muối cũng là một giải pháp hiệu quả mà lại vô cùng đơn giản, chỉ cần một cốc nước muối trong vòng 1 phút mỗi lần, bạn đang giúp răng miệng ngăn chặn các tác nhân gây hư hại tủy răng.

Tránh tiêu thụ đường tinh luyện để ngừa sâu răng:

Sâu răng gây ảnh hưởng đến viêm tủy đặc biệt là khi tình trạng sâu răng đang ở mức độ nặng, khi sâu răng vi khuẩn sản xuất axit, vi khuẩn dựa vào lượng đường để sống sót vì vậy cần hạn chế các thực phẩm cũng như đồ uống ngọt và lưu ý cần phải đánh răng sau khi ăn thực phẩm ngọt, nhiều đường.

Thăm khám nha khoa 6 tháng/1 lần để chăm sóc răng miệng một cách tốt nhất.

Mong là những thông tin trên sẽ giúp ích cho các bạn trước khi có quyết định lấy tủy răng, nếu có thêm thắc mắc gì, hãy liên hệ ngay với Nha Khoa Đà Lạt nhé, chúng tôi sẽ nhanh chóng giải đáp giúp bạn có được sự lựa chọn hợp lý nhất!

Xem thêm: Quá trình hình thành sâu răng

Gọi: 097 595 6669 để đặt lịch và nhận tư vấn miễn phí

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (2 votes, average: 5.00 out of 5)
Loading...